Cá nhân được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định ra sao?
- Cá nhân được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định ra sao?
- Hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế có cần biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế hay không?
Cá nhân được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định về miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
...
Dẫn chiếu đến Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về giảm, miễn tiền phạt.
Như vậy, các trường hợp cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
[1] Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
[2] Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp cá nhân được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định ra sao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế có cần biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất không?
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định, hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm:
[1] Biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;
[2] Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực), trừ trường hợp có hồ sơ bồi thường quy định tại điểm c khoản này;
[3] Hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có);
[4] Hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có).
Như vậy, đối chiếu quy định thì trong hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế thì cần phải có biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thẩm quyền miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:
Giảm, miễn tiền phạt
...
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên thì Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gửi người đã ra quyết định xử phạt.
Người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền miễn tiền phạt vi phạm hành chính.
- Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ mới nhất năm 2024?
- 3 loại phí ra sổ hồng chung cư là gì?
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ là mẫu nào theo Thông tư 78?
- Thuế chuyển nhượng bất động sản năm 2024 là gi?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
- Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu phần trăm?
- Giảm thuế GTGT 8% đến khi nào?
- Còn hơn 1 tháng nữa sẽ hết giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8 phần trăm trong năm 2024 đúng không?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?