Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?
Bộ Tài chính có chức năng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 14/2023/NĐ-CP, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP, những nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước gồm:
- Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hoặc thu khác của ngân sách nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước hoặc bãi bỏ các hình thức xử phạt khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về thuế;
- Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các nghiệp vụ: Khai thuế, tính thuế, nộp thuế, phát hành lệnh thu thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan;
- Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Đánh giá sự phù hợp của chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước với các cơ chế, chính sách khác hiện hành và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Bộ tài chính thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý dự trữ quốc gia?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP, những nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý dự trữ quốc gia được quy định như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền danh mục, danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, tổng mức dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia;
- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia và tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (trừ tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) theo quy định của pháp luật;
- Ban hành quy định về chế độ quản lý tài chính, giá mua tối đa, giá bán tối thiểu, giá bồi thường thiệt hại đối với hàng dự trữ quốc gia, mức chi phí cho việc mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, bảo hiểm, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia được duyệt, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia;
- Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý, bảo quản, nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng đối với các mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải đăng ký khai thuế tại Việt Nam từ 01/01/2025?
- Ngày 11 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Hạn nộp báo cáo tình hình hoạt động đại lý thuế rơi vào ngày mấy 2025?
- Đối với hàng hóa nào thì không áp dụng thuế chống bán phá giá?
- Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là bao nhiêu ngày?
- Khi nào áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước?
- Cơ sở dữ liệu kế toán thuế nội địa là gì?
- Có được điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế nội địa của năm trước sau thời điểm đóng kỳ kế toán?
- Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có mã đã lập tới cơ quan thuế là khi nào?
- Ngày hạch toán kế toán thuế nội địa là ngày nào?
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có phải nộp thuế GTGT?