Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần mới nhất 2024?

Biểu thuế lũy tiến từng phần thuế thu nhập cá nhân ra sao? Giảm thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp nào?

Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần mới nhất 2024?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì biểu thuế luỹ tiến từng phần thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần mới nhất 2024?

Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần áp dụng đối với các thu nhập nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:

Biểu thuế luỹ tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
...

Như vậy, biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công.

Theo đó, thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Lưu ý: Quy định liên quan đến việc xác định thuế đối với cá nhân kinh doanh tại khoản 1 Điều 21 bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014.

Trường hợp nào được giảm thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:

Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Như vậy, trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo mà ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì sẽ được xét giảm thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức giảm thuế thu nhập cá nhân tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

* Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:

- Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;

- Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;

- Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

* Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Người nộp thuế thu nhập cá nhân là ai?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP thì người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

* Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau: (*)

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

+ Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.

- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại (*).

Biểu thuế tncn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần mới nhất 2024?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;