Báo cáo kế toán thuế cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Báo cáo kế toán thuế cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 29 Thông tư 111/2022/TT-BTC quy định về báo cáo kế toán thuế.
Theo đó, Báo cáo kế toán thuế để tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp trong một kỳ kế toán thuế.
Báo cáo kế toán thuế cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Báo cáo kế toán thuế phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán thuế phải đảm bảo tính nhất quán, liên tục, phản ánh trung thực, khách quan, hợp lý thông tin liên quan đến nghiệp vụ quản lý các khoản thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu. Các chỉ tiêu tổng hợp trên các báo cáo kế toán thuế phải đảm bảo thống nhất với các quy định có liên quan về tổng hợp thu ngân sách nhà nước.
- Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh chính xác, trung thực, khách quan và được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán thuế sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khóa sổ kế toán thuế.
- Báo cáo kế toán thuế phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo kế toán thuế trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
- Ngoài báo cáo kế toán thuế được quy định tại Thông tư 111/2022/TT-BTC, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định các báo cáo khác lập trên cơ sở dữ liệu kế toán thuế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
Báo cáo kế toán thuế cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Kế toán cần làm gì trước khi lập báo cáo kế toán thuế?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 111/2022/TT-BTC quy định về báo cáo kế toán thuế.
Báo cáo kế toán thuế
...
3. Lập báo cáo kế toán thuế
a) Trước khi đóng kỳ kế toán thuế, bộ phận kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu đã hạch toán đảm bảo khớp đúng với các hồ sơ nghiệp vụ của các bộ phận nghiệp vụ.
b) Đơn vị kế toán thuế phối hợp với Kho bạc Nhà nước liên quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
c) Đơn vị kế toán thuế lập báo cáo kế toán thuế dưới dạng dữ liệu điện tử. Báo cáo được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử và giấy tại đơn vị kế toán thuế.
4. Cục Thuế tổng hợp báo cáo kế toán thuế của các đơn vị kế toán thuế trên địa bàn cấp tỉnh, Cục Thuế doanh nghiệp lớn tổng hợp báo cáo kế toán thuế trên các địa bàn do Cục Thuế được giao nhiệm vụ thu, Tổng cục Thuế tổng hợp báo cáo kế toán thuế của các đơn vị kế toán thuế trên toàn quốc.
5. Đơn vị kế toán là Chi cục Thuế khu vực, Chi cục Thuế phê duyệt báo cáo kế toán thuế chậm nhất là 20 ngày sau khi đóng kỳ kế toán thuế; đơn vị kế toán là Cục Thuế phê duyệt báo cáo kế toán thuế chậm nhất là 30 ngày sau khi đóng kỳ kế toán thuế.
6. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo kế toán thuế được quy định chi tiết tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo đó, trước khi đóng kỳ kế toán thuế, bộ phận kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu đã hạch toán đảm bảo khớp đúng với các hồ sơ nghiệp vụ của các bộ phận nghiệp vụ.
Sau đó tiến hành kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Cuối cùng, đơn vị kế toán thuế lập báo cáo kế toán thuế dưới dạng dữ liệu điện tử. Báo cáo được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử và giấy tại đơn vị kế toán thuế.
Thời gian đóng kỳ kế toán thuế là khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định về việc đóng, mở kỳ kế toán thuế có nội dung sau:
Kỳ kế toán thuế
1. Kỳ kế toán thuế được xác định theo năm dương lịch, gọi là năm kế toán, bao gồm 4 ký tự, cụ thể:
a) Kỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
b) Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
c) Kỳ kế toán thuế cuối cùng của đơn vị kế toán thuế khi bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tính từ đầu ngày 01 tháng 01 năm dương lịch đến hết ngày trước ngày quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đơn vị kế toán thuế có hiệu lực.
d) Thời gian của kỳ kế toán thuế năm đầu tiên, năm cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
...
3. Mở, đóng kỳ kế toán thuế
a) Mở kỳ kế toán thuế là việc thiết lập trạng thái mở trên Phân hệ kế toán thuế kể từ ngày bắt đầu kỳ kế toán thuế nêu tại khoản 1 Điều này đối với một kỳ kế toán thuế để thực hiện việc cập nhật dữ liệu thông tin đầu vào của kế toán thuế, cập nhật chứng từ kế toán thuế, hạch toán ghi sổ kế toán thuế hoặc sửa, xóa dữ liệu trên sổ kế toán thuế của Phân hệ kế toán thuế.
b) Đóng kỳ kế toán thuế là việc thiết lập trạng thái đóng trên Phân hệ kế toán thuế đối với một kỳ kế toán thuế để không cập nhật dữ liệu thông tin đầu vào của kế toán thuế, không cập nhật chứng từ kế toán thuế, không sửa, xóa dữ liệu trên sổ kế toán thuế của Phân hệ kế toán thuế.
c) Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp thời điểm đóng kỳ kế toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày đóng kỳ kế toán là ngày làm việc tiếp theo liền kề của ngày nghỉ đó. Trường hợp do nguyên nhân khách quan cần phải lùi thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì phải được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế.
Từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán thuế đến thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, mọi số liệu điều chỉnh kế toán thuế được hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Từ thời điểm đóng kỳ kế toán đến trước khi báo cáo kế toán thuế được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế chỉ được điều chỉnh số liệu năm kế toán theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc điều chỉnh số liệu do cơ quan thuế phát hiện sai sót nếu được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế và hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
d) Các trường hợp sai sót số liệu kế toán không được điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế theo thông tin năm kế toán nêu trên thì thực hiện hạch toán vào kỳ kế toán thuế của năm hiện tại và bổ sung thông tin năm ngân sách với giá trị “01” để làm cơ sở thuyết minh trên báo cáo kế toán thuế của năm hiện tại.
Theo đó, đóng kỳ kế toán thuế là việc thiết lập trạng thái đóng trên Phân hệ kế toán thuế đối với một kỳ kế toán thuế để không cập nhật dữ liệu thông tin đầu vào của kế toán thuế, không cập nhật chứng từ kế toán thuế, không sửa, xóa dữ liệu trên sổ kế toán thuế của Phân hệ kế toán thuế.
Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
Trong đó, kỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
- https canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử hoạt động từ 19/12/2024?