Bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng?

Có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng trong trường hợp bán tài sản bảo đảm để trả nợ không?

Bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
...
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể:
+ Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đơn GTGT.
Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Ví dụ 3: Tháng 3/2015, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2016). Đến ngày 31/3/2016, Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ví dụ 3a: Tháng 12/2014, Doanh nghiệp B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng thương mại C, thời gian vay là 1 năm, hạn trả nợ là ngày 15/12/2016, Ngân hàng thương mại C và Doanh nghiệp B có đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất) với cơ quan có thẩm quyền. Đến ngày 15/12/2016, Doanh nghiệp B không có khả năng trả nợ và Ngân hàng thương mại C có văn bản đồng ý giải chấp để Doanh nghiệp B được bán nhà xưởng để trả nợ ngân hàng, tháng 1/2017, doanh nghiệp B bán nhà xưởng để trả nợ Ngân hàng thì nhà xưởng bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
...

Như vậy, bán tài sản bảo đảm để trả nợ tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm thì sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh mà tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng?

Bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)

Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa do cơ sở kinh doanh bán ra được xác định ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa do cơ sở kinh doanh bán ra như sau:

- Đối với hàng hóa do cơ sở kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

Thời điểm xác định thuế GTGT là khi nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thời điểm xác định thuế GTGT như sau:

- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Nộp thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển quyền sử dụng đất không phải nộp thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu thịt bò tươi nhập khẩu thịt bò tươi cho khách hàng cá nhân tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty nhập khẩu lúa mì thì có phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
7 trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng là những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh thu dưới 200 triệu đồng có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2024 đối với doanh nghiệp sản xuất đồ uống không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh chứng khoán có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
Tác giả:
Lượt xem: 58

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;