Tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông bị xử phạt thế nào?

Trường hợp tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông thì có bị xử phạt không?

Tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông không có căn cứ và chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Do đó, thông tin về việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông là không đúng sự thật. Hành vi tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt.

Căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
...

Như vậy, hành vi tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin theo quy định (khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Bãi bỏ Nghị Định 168 về giao thông? Tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông bị xử phạt thế nào?

Tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Có phải đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu lệ phí trước bạ cụ thể như sau:

Đối tượng chịu lệ phí trước bạ
1. Nhà, đất.
2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Tàu theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải (sau đây gọi là tàu thủy), kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; trừ ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động.
4. Thuyền, kể cả du thuyền.
5. Tàu bay.
6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).
7. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy (block) của tài sản quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này được thay thế và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, xe máy là một trong những đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ.

Sau mấy giờ phải bật đèn chiếu sáng xe máy? Không bật đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu tiền năm 2025?

Căn cứ Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về thời gian sử dụng đèn chiếu sáng như sau:

Sử dụng đèn
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;
...
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.
...

Như vậy, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Trường hợp người điều khiển xe không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe không sử dụng đèn chiếu sáng mà gây tai nạn giao thông thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Vi phạm giao thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tung tin sai sự thật về bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưng cầu ý dân là gì? Có phải đóng lệ phí trước bạ đối với xe máy hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hư thông tin Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt giao thông của Nghị định 100?
Hỏi đáp Pháp luật
26 Điều bị bãi bỏ hoàn toàn bởi Nghị định 168? Xe máy có mức xử phạt vi phạm giao thông Nghị định 168 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 giao thông bãi bỏ hoàn toàn những nội dung nào tại Nghị định 100? Ô tô hiện nay có mức thu lệ phí trước bạ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 giao thông bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt giao thông trong Nghị định 100 phải không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ hoàn toàn bao nhiêu Điều của Nghị định 100 về giao thông? Xe cứu thương có chịu lệ thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thưởng đến 5 triệu đồng cho người báo tin vi phạm giao thông từ 01/01/2025? Tiền thưởng từ việc báo tin vi phạm giao thông có phải đóng thuế TNCN không?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 7708

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;