ATD là gì trong xuất nhập khẩu? Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra sao?
ATD là gì trong xuất nhập khẩu?
- ATD là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: Actual Time of Department - Thời gian khởi hành thực tế, nghĩa là thời điểm phương tiện vận chuyển xuất phát từ một địa điểm.
Phương tiện đó có thể là máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, xe tải… Điểm khởi hành thường là cảng biển, sân bay, nhà ga, bến xe. ATD (Actual Time of Department) phản ánh thời gian khởi hành thực tế mà hàng hóa rời khỏi điểm xuất phát, giúp các doanh nghiệp theo dõi tiến độ vận chuyển chính xác hơn. Giảm thiểu sai sót khi lập kế hoạch giao nhận hàng hóa.
- Thông thường, điểm khởi hành của hàng hóa là những địa điểm tập kết lớn như cảng biển, sân bay, nhà ga, bến xe, hoặc các kho hàng trung tâm. Thời gian khởi hành thực tế (ATD) có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, tình trạng giao thông, quy trình kiểm tra hải quan hoặc các vấn đề kỹ thuật liên quan đến phương tiện vận chuyển.
- ATD đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu, giúp doanh nghiệp quản lý vận tải chính xác, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đảm bảo thủ tục hải quan diễn ra thuận lợi. Việc theo dõi ATD không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tạo dựng uy tín với đối tác và khách hàng. Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể cập nhật ATD theo thời gian khởi hành thực tế, từ đó giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
ATD là gì trong xuất nhập khẩu? Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa như sau:
- Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan với thông tin khai trên tờ khai hải quan và xử lý như sau:
+ Nếu thông tin khai báo phù hợp thì chấp nhận thông tin khai báo;
+ Nếu thông tin khai báo không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra.
Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan chưa có kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành, khi nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành do người khai hải quan nộp hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến, trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được kết quả kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung thông tin kết quả kiểm tra chuyên ngành vào Hệ thống hoặc ghi số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành trên tờ khai hải quan giấy để quyết định việc thông quan hàng hóa.
- Trường hợp giấy phép sử dụng cho nhiều lần xuất khẩu, nhập khẩu
+ Khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên, căn cứ giấy phép bản chính dưới dạng giấy do người khai hải quan nộp hoặc thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan đối với trường hợp được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật thông tin giấy phép vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để theo dõi, trừ lùi số lượng, trọng lượng trên giấy phép tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa hỗ trợ theo dõi trừ lùi, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau:
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa hỗ trợ theo dõi trừ lùi, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan căn cứ văn bản xác nhận lượng hàng hóa đã được cấp phép (đối với giấy phép được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) của Tổng cục Hải quan hoặc giấy phép bản chính dưới dạng giấy để lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu số 05/TDTL/GSQL Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC và thực hiện việc trừ lùi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Giao cho người khai hải quan Phiếu theo dõi trừ lùi kèm 01 bản chụp giấy phép (đối với trường hợp giấy phép được cấp dưới dạng giấy) để thực hiện theo dõi trừ lùi cho những lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo.
Khi người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hết số hàng trên giấy phép, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng cuối cùng thực hiện xác nhận và lưu Phiếu theo dõi trừ lùi kèm bộ hồ sơ hải quan.
Quy trình và hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Quy trình cấp giấy phép xuất khẩu được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.