Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC có quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
(1) Cơ quan thuế căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định để xác định danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ và thực hiện:
- Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;
- Quản lý rủi ro về đăng ký thuế;
- Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan thuế;
- Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế;
- Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế;
- Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;
- Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm;
- Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân;
- Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
(2) Danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại (1) được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật, quản lý thông tin người nộp thuế có rủi ro để phục vụ cho công tác quản lý thuế trong toàn ngành thuế.
(3) Tổng cục Thuế quy định chi tiết định kỳ việc đánh giá, lập danh sách người nộp thuế rủi ro theo các trường hợp nêu tại (1) để xác định trọng điểm trong công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.
(4) Nếu có thông tin nghi ngờ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, qua đơn thư tố cáo, qua thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan thuế quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra, thay đổi biện pháp quản lý thuế khác theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân ra sao?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC có quy định căn cứ vào danh sách người nộp thuế là cá nhân phân loại theo các mức rủi ro tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo quy định như sau:
(1) Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
- Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:
+ Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
+ Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.
- Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo;
- Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
(2) Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)
- Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành;
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Trường hợp cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập thì được kiểm soát qua việc phân tích dấu hiệu rủi ro của tổ chức chi trả thu nhập.
(3) Đối với cá nhân có các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định hiện hành đối với cá nhân và tổ chức có liên quan;
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế thì áp dụng quản lý rủi ro thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 31/2021/TT-BTC thì căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hồ sơ khai thuế tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC để áp dụng biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ khai thuế như sau:
- Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế theo quy định;
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Chưa thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro hồ sơ khai thuế của người nộp thuế cho kỳ đánh giá tiếp theo.










- Quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ như thế nào? Chậm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt thì bị xử phạt ra sao?
- Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân 2025 mới nhất? Điều kiện được hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?
- Từ ngày 01/07/2025, trường hợp nào nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán?
- Khi nào mã số thuế của người nộp thuế bị chuyển sang trạng thái 09 chờ xác minh tình trạng hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký?
- Một số lưu ý khi sử dụng ứng dụng eTax Mobile để kiểm tra thông tin Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo quy trình hoàn thuế tự động?
- Tết Thanh minh 2025 là ngày 4 tháng 4 đúng không? Đây có phải là ngày nghỉ lễ dành cho cán bộ, công chức thuế không?
- Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày? Tờ khai thuế GTGT tháng 2 năm 2025 có thời hạn nộp ra sao?
- Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Tiền lương hưu có chịu thuế TNCN không?
- Quy trình giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 thế nào? Đảng viên hưởng lương hưu đóng đảng phí bao nhiêu?
- Thuế kỹ thuật số là gì? Nhà cung cấp ở nước ngoài có phải kê khai, nộp thuế khi kinh doanh kỹ thuật số không?