05 chức năng của tiền tệ? Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán thuế có bắt buộc phải là đồng Việt Nam?
05 chức năng của tiền tệ?
Tiền tệ là một phương tiện thanh toán chính quy theo pháp luật, được sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực, quốc gia hoặc nền kinh tế. Theo đó,tiền tệ có 05 chức năng cụ thể như sau:
(1) Phương tiện lưu thông: Tiền tệ được sử dụng để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà không cần phải trao đổi trực tiếp hàng hóa với nhau. Chức năng phương tiện lưu thông được thể hiện qua cấu trúc hàng - tiền - hàng. Cấu trúc này có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua và thu tiền về sau đó dùng tiền để mua những hàng hóa khác.
(2) Thước đo giá trị: Tiền tệ được dùng để đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
(3) Phương tiện cất trữ giá trị: Tiền tệ được sử dụng để cất trữ giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
(4) Phương tiện thanh toán: Tiền tệ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không đóng vai trò trung gian trong lưu thông mà là một bộ phận bổ sung. Quá trình lưu thông tiền tệ diễn ra độc lập không phụ thuộc vào quá trình vận hành trao đổi hàng hóa.
(5) Tiền tệ thế giới: Tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế, ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ, Việt Nam sử dụng đồng Việt Nam để giao dịch với các nước khác, nhưng cũng có thể sử dụng đồng đô la Mỹ hoặc đồng euro.
Bên cạnh đó, tiền tệ còn là phương tiện để mở rộng và phát triển các mối quan hệ quốc tế. Chính vì thế, có thể nói rằng tiền tệ là phương tiện không thể thiếu trong lưu thông hàng hóa cũng như vận hành nền kinh tế.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!
05 chức năng của tiền tệ? Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán thuế có bắt buộc phải là đồng Việt Nam? (Hình ảnh từ Internet)
Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán thuế có bắt buộc phải là đồng Việt Nam?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:
Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế
1. Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế là đồng Việt Nam, được dùng để ghi sổ kế toán thuế, lập và trình bày báo cáo kế toán thuế.
2. Trường hợp cơ quan thuế trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế để ghi sổ kế toán thuế, lập và trình bày báo cáo kế toán thuế bằng đồng Việt Nam. Cụ thể như sau:
a) Tỷ giá quy đổi số phải thu trong trường hợp người nộp thuế khai thuế bằng ngoại tệ là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) quy định tại thời điểm hạch toán.
b) Tỷ giá quy đổi số đã thu trong trường hợp người nộp thuế nộp thuế bằng ngoại tệ là tỷ giá hạch toán trên chứng từ hạch toán thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước truyền sang cơ quan thuế.
c) Tỷ giá quy đổi số nộp thừa bằng ngoại tệ được xử lý bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước hoàn trả ra đồng Việt Nam là tỷ giá quy định tại điểm a.5 khoản 1 Điều 25 và khoản 4 Điều 46 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Như vậy, đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế phải là đồng Việt Nam
Trường hợp, cơ quan thuế trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế để ghi sổ kế toán thuế, lập và trình bày báo cáo kế toán thuế bằng đồng Việt Nam.
Lập báo cáo kế toán thuế được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung của công tác kế toán thuế
...
3. Lập báo cáo kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế hoặc bởi công chức làm công tác kế toán thuế để tổng hợp kết quả hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp (bao gồm số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ) theo quy định tại Mục 4 Chương II Thông tư này.
4. Lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế là công việc của kế toán thuế thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, lập báo cáo kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế hoặc bởi công chức làm công tác kế toán thuế để tổng hợp kết quả hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp (bao gồm số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ) theo quy định tại Mục 4 Chương 2 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
- https canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử hoạt động từ 19/12/2024?
- Sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu từ ngày 01/7/2025?
- Ngày 10 tháng Chạp rơi vào ngày mấy dương lịch 2025? Ngày 10 tháng Chạp là ngày gì? Hạn cuối nộp lệ phí môn bài 2025 là khi nào?
- Mẫu giấy ủy quyền mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là mẫu nào?
- Mẫu kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia mới nhất năm 2024?
- Không đề nghị hoàn thuế thì cơ quan thuế có tự động hoàn thuế TNCN không?
- Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?