Đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?

Đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có những nội dung gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 17/2023/NĐ-C như sau:

Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị nghi ngờ là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
g) Thông tin tóm tắt về quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm: Loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: Ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm, hành vi xâm phạm; địa chỉ trang web, đường link đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet và các thông tin khác (nếu có).
i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý hành vi xâm phạm;
k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

Như vậy, theo quy định thì đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có những nội dung cơ bản nêu trên.

Đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?

Đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 75 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Điều 76 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo như sau:

- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan nếu người yêu cầu là tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được chuyển giao quyền, được thừa kế, kế thừa quyền tác giả, quyền liên quan;

- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;

- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.

- Văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực (trường hợp thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền);

- Giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện (trường hợp thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật).

Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:

Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là cơ quan xử lý hành vi xâm phạm)

Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Như vậy, đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được nộp đến cơ quan xử lý hành vi xâm phạm theo nội dung nêu trên cho từng phạm vi nhất định.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}