Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 là bao nhiêu? Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Nam (Đà Lạt)

Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.

Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 là bao nhiêu?

Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 57 Luật Việc làm 2013 thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Người lao động đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp dựa trên căn cứ nào?

- Đối với người lao động theo chế độ lương do Nhà nước quy định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điểm 1.1 khoản 1 Điều 6 Quy trình bàn hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề; bao gồm cả cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở năm 2023 là 1.800.000 đồng/tháng.

- Đối với người lao động theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Tại khoản 2.6 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Cụ thể:

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu bằng 1% mức lương tối thiểu vùng và tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

+ Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng

+ Vùng II là 4.160.000 đồng/tháng

+ Vùng III là 3.640.000 đồng/tháng

+ Vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}