Bản án 04/2018/KDTM-PT ngày 27/04/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

BẢN ÁN 04/2018/KDTM-PT NGÀY 27/04/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Ngày 27 tháng 4 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 05/2017/TLPT-KDTM ngày 19 tháng 9 năm 2017 về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Do bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2017/KDTM-ST ngày 09/08/2017 của Toà án nhân dân huyện T bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 05/2018/QĐ-PT ngày 26 tháng 3 năm 2018 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn T.

Trụ sở chính: 266 – 268 N, quận n, TP. Hồ Chí Minh;

y quyền cho ông Phạm Lý Hồng Đ – Trưởng phòng Kiểm soát rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn T – Chi nhánh Phú Yên (Theo văn bản ủy quyền số 35/2017/GUQ-PL&TT ngày 03/01/2017 và văn bản ủy quyền 169A/2017/GUQ- CNPY ngày 08/3/2017). Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Ngô Minh T – Luật sư VPLS số i, Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên. Có mặt.

- Bị đơn: Công ty cổ phần T;

Đa chỉ: Khu công nghiệp T, xã A, huyện T, Phú Yên.

Do ông Nguyễn Minh Đ – Giám đốc đại diện theo pháp luật. Có mặt.

- Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ B; địa chỉ: 6P H, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty B: Bà Lê Thị Hồng V - sinh năm 1965; Chức vụ: Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ B.

Đại diện theo ủy quyền: Bà Vũ Thị A – Luật sư văn phòng Luật sư P thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa. (Theo văn bản ủy quyền đề ngày 17/5/2017). Có mặt.

2. Bà Trần Thị Thúy A – sinh năm 1975; địa chỉ: 124 Tầng n, đường L, phường B, Quận m, thành phố Hồ Chí Minh. Có yêu cầu xin vắng mặt.

3. Bà Phạm Thị Nhã R – sinh năm 1982; địa chỉ: 24B/7 N, phường l, thành phố T, Phú Yên. Có yêu cầu xin vắng mặt.

4. Ông Lê Văn T – sinh năm 1973; địa chỉ: Thôn Đ, xã H, huyện P, tỉnh Phú Yên. Có yêu cầu xin vắng mặt.

5. Ông Nguyễn Tiến H – sinh năm 1978; địa chỉ: 06/1 N, phường n, thành phố T, Phú Yên. Có yêu cầu xin vắng mặt

6. Ông Nguyễn Quốc K – sinh năm 1971; trú tại: Khu phố k, tổ b, phường r, thành phố T, Phú Yên. Có yêu cầu xin vắng mặt

7. Ông Quách Đình Vũ Y – sinh năm 1977; địa chỉ: 205, 211 H, thành phố T, Phú Yên. Có yêu cầu xin vắng mặt

8. Ông Đỗ Minh V – sinh năm 1984; địa chỉ: F16 khu đô thị H, phường g, thành phố T, Phú Yên. Có yêu cầu xin vắng mặt

 9. Ông Huỳnh Tấn E – sinh năm 1984; địa chỉ: 39-41 T, phường a, thành phố T, Phú Yên. Có yêu cầu xin vắng mặt

3. Người kháng cáo: Bị đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ B và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Thúy A.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và quá trình tố tụng tại Tòa án, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Ngày 10/7/2012 Công ty cổ phần T (công ty T) ký hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn T (ngân hàng S) hạn mức 70 tỷ đồng. Thời hạn vay, số tiền vay được xác định cụ thể trên mỗi giấy nhận nợ, lãi suất cho vay được xác định trên từng lần nhận tiền vay theo quy định của ngân hàng S tại thời điểm giải ngân và ghi cụ thể trên từng giấy nhận nợ. Mục đích vay để bổ sung vốn kinh doanh, qua nhiều lần giải ngân thì công ty T đã nhận tiền theo các giấy nhận nợ sau:

Loại tiền Việt Nam đồng: số 1219200178 ngày 10/7/2012 là 16,1 tỷ đồng, số 1219300257 ngày 11/7/2012 là 7,1 tỷ đồng, số 1219800165 ngày 16/7/2012 là 02 tỷ đồng, số 1220500290 ngày 23/7/2012 là 8,8 tỷ đồng, số 1220600220 ngày 24/7/2012 là 02 tỷ đồng. Tổng cộng: 36 tỷ đồng.

Loại tiền ngoại tệ: số 1208800214 ngày 28/3/2012 là 180.000 USD, số 1210000287 ngày 29/4/2012 là 80.000 USD, số 1210100331 ngày 10/4/2012 là 99.000 USD, số 1211100252 ngày 20/4/2012 là 134.000 USD, số 1220100248 ngày 19/7/2012 là 150.000 USD. Tổng cộng 643.000 USD.

Để đảm bảo cho khoản nợ vay nêu trên công ty T và bên thứ ba là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại – dịch vụ B (Công ty B) đã thế chấp hai tài sản cho ngân hàng S gồm: Hạt điều theo hợp đồng số 368/TC-12 ngày 10/7/2012 và quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa theo hợp đồng số 367/TC-12 ngày 10/7/2012.

Ngày 29/9/2012 tổng dư nợ của công ty T là 66.077.914.600đ (đã quy ra tiền VNĐ), các bên đã xác nhận tài sản đảm bảo cho khoản nợ 66.077.914.600đ là bất động sản nêu trên và 1.489 tấn hạt điều thô nguyên liệu, 60 tấn hạt điều thành phẩm tại kho của công ty T (theo biên bản làm việc ngày 29/9/2012). Từ ngày 04/10/2012 đến ngày 25/10/2012 toàn bộ số lượng hạt điều đã được công ty T bán hết cho các tổ chức, cá nhân dưới sự giám sát của ngân hàng S (được thể hiện qua 4 hợp đồng: Số 20/HĐKT ngày 04/12/2012, số 22/HĐKT ngày 09/12/2012, số 25/HĐKT ngày 20/10/2012 và số 30/HĐKT ngày 25/10/2012), toàn bộ số tiền bán hạt điều được chuyển trả nợ cho ngân hàng S. Sau khi xử lý số lượng hạt điều để thu hồi nợ thì ngày 21/11/2012 giữa ngân hàng S với công ty T có lập biên bản làm việc xác định dư nợ đến ngày 21/11/2012 là 49.542.404.000đ (đã quy ra tiền VNĐ) và tài sản đảm bảo nợ vay còn lại là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa.

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng công ty T đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, qua nhiều lần làm việc nhưng công ty T không có khả năng thanh toán nợ. Tính đến ngày 04/8/2017 thì công ty T còn nợ ngân hàng S số tiền: Gốc là 36 tỷ đồng, 643.000 USD và nợ lãi (lãi trong hạn 2.508.403.920đ, lãi quá hạn 44.737.406.045đ, lãi phạt quá hạn 2.525.936.016đ); Tổng cộng là 100.406.425.981đ (tỷ giá quy đổi 22.760đ/USD).

Nay ngân hàng S khởi kiện yêu cầu Tòa buộc công ty T có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng S tổng số tiền 100.406.425.981đ (tính đến ngày 04/8/2017) ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu công ty T không thanh toán thì đề nghị kê biên bán tài sản bảo lãnh của bên thứ ba là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Công ty B tại địa chỉ 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa theo hợp đồng thế chấp số 367/TC-12 ngày 10/7/2012.

Đi với yêu cầu độc lập của bà Trần Thị Thuý A là không có căn cứ vì hợp đồng thế chấp tài sản bất động sản tại 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật. Việc vay nợ cá nhân giữa bà A với bà V không liên quan đến Công ty B, cũng như không liên quan đến tài sản của Công ty B đã được thế chấp tại ngân hàng S để đảm bảo cho khoản vay của công ty T. Nên đề nghị Tòa bác yêu cầu độc lập của bà Trần Thị Thuý A.

Việc Công ty B chỉ chấp nhận bảo lãnh cho khoản nợ gốc 22 tỷ đồng là không có cơ sở, vì hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 ghi rõ hạn mức tín dụng 70 tỷ đồng bao gồm cả dư nợ cũ của công ty T tại ngân hàng S dẫn chiếu đến hợp đồng tín dụng hạn mức LD 1111000200 ngày 20/4/2011 (là 40.697.382.600đ) và tất cả các bên đều thống nhất ký kết hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012, Công ty B đã thống nhất dùng bất động sản tại 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa của mình thế chấp đảm bảo cho khoản nợ theo hợp đồng tín dụng nêu trên.

Người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày:

Thng nhất như lời trình bày của đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, yêu cầu Tòa buộc bị đơn phải trả các khoản nợ tính đến ngày 04/8/2017 gồm: 36 tỷ đồng nợ gốc, 643.000 USD nợ gốc và nợ lãi trong hạn 2.508.403.920đ, lãi quá hạn 44.737.406.045đ, lãi phạt quá hạn 2.525.936.016đ, tổng cộng là 100.406.425.981đ. Nếu bị đơn không có khả năng trả thì phát mãi tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp số 367 là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất tại 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa (gọi tắt là khách sạn B) để thu hồi nợ cho ngân hàng S.

Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bị đơn Công ty cổ phần T trình bày: Thng nhất với nợ gốc theo hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 như nguyên đơn trình bày. Đối với tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi phạt chậm trả đề nghị Tòa xem xét theo quy định pháp luật.

Khon nợ gốc 36 tỷ đồng công ty T vay của ngân hàng S theo hợp đồng tín dụng nêu trên trong đó 16,1 tỷ đồng Công ty B nhận để trả nợ cũ của Công ty B tại ngân hàng V C (thông qua tài khoản của ông H), 5,9 tỷ đồng còn lại bà V trực tiếp nhận sử dụng mục đích cá nhân, 14 tỷ đồng công ty T dùng trả nợ cũ cho ngân hàng S, chứ không sử dụng vào mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Như vậy, tổng cộng khoản nợ 36 tỷ đồng không sử dụng đúng mục đích bổ sung vốn kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 giữa ngân hàng S, công ty T và Công ty B.

Khon nợ gốc 643.000 USD công ty T dùng trả nợ cũ, trả lãi cho ngân hàng S chứ không bổ sung vào vốn kinh doanh của công ty T. Các hợp đồng mua bán hạt điều với T, H, K, R (nguyên là các nhân viên của công ty T) và một số hợp đồng mua bán hạt điều với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình giải ngân khoản nợ 36 tỷ đồng và 643.000 USD đều là giả tạo để làm thủ tục đáo hạn nợ cũ cho ngân hàng S.

Để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 thì có hai tài sản được thế chấp cho ngân hàng S gồm: Công ty T thế chấp hạt điều theo hợp đồng số 368/TC-12 ngày 10/7/2012 và bên thứ ba là Công ty B dùng khách sạn B thế chấp theo hợp đồng số 367/TC-12 ngày 10/7/2012. Sau đó, công ty T và ngân hàng S đã thỏa thuận bán toàn bộ hạt điều trong kho đã thế chấp để trả nợ cho ngân hàng S, sự việc này là có thật, sau khi bán để thu hồi nợ công ty T và ngân hàng S có lập biên bản xác nhận nợ.

Đi với yêu cầu độc lập của bà A thì tôi không có ý kiến gì, đề nghị Tòa xem xét theo quy định pháp luật.

Nay ngân hàng S khởi kiện yêu cầu bị đơn trả nợ gốc 36 tỷ đồng và 643.000 USD cùng số tiền lãi phát sinh nêu trên thì công ty T đề nghị nguyên đơn giảm bớt tiền lãi bị đơn kinh doanh thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn. Hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 bao gồm cả khoản nợ cũ tại hợp đồng tín dụng số LD 1111000200 ngày 20/4/2011 giữa công ty T với ngân hàng S. Công văn số 15/10/CV-TT ngày 15/10/2012 của công ty T trích yếu về việc nhận tiền có tài sản đảm bảo khách sạn B đã được gửi cho Công ty B để thông báo cho Công ty B biết về việc sử dụng vốn vay tại ngân hàng S, chứ không gửi công văn này cho ngân hàng S.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ và tại phiên toà đại diện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty B trình bày:

Theo hợp đồng tín dụng LD 1218500097 ngày 10/7/2012 thì mục đích vay là bổ sung vốn kinh doanh nhưng công ty T đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cụ thể dùng 14 tỷ đồng và 643.000 USD để trả các khoản nợ cũ cho ngân hàng S. Việc này ngân hàng S biết rõ nhưng vẫn cố tình giải ngân cho công ty T để đáo hạn các khoản nợ cũ là không đúng quy định pháp luật ngân hàng. Nên Công ty B chỉ chấp nhận dùng tài sản đã thế chấp theo hợp đồng thế chấp 367 để đảm bảo cho khoản nợ gốc 22 tỷ đồng và lãi phát sinh trên số nợ gốc này. Còn khoản nợ gốc 14 tỷ đồng và 643.000 USD cùng tiền lãi phát sinh do sử dụng không đúng mục đích nên không thể dùng tài sản của Công ty B để bảo lãnh.

Công ty T và ngân hàng S đã lập các hợp đồng mua bán hạt điều giả tạo để hợp thức hóa cho thủ tục đáo hạn nợ cũ của công ty T tại ngân hàng S. Việc xử lý tài sản thế chấp là hạt điều không có sự chứng kiến, giám sát của Công ty B là không đúng quy định, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của Công ty B vì tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng số lượng hạt điều thế chấp ước tính giá trị 60 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm bán để thu hồi nợ chỉ thu hồi được một khoản tiền nhỏ (hơn 18 tỷ đồng là quá thấp so với giá trị định giá). Việc ngân hàng S tự lập hồ sơ đưa Công ty B vào làm thành viên Hội đồng quản trị của công ty T là không đúng quy định pháp luật, vì chưa qua đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Khi ký kết hợp đồng bảo lãnh thì Công ty B không biết công ty T còn nợ ngân hàng S theo hợp đồng tín dụng số LD 1111000200 ngày 20/4/2011.

Không đồng ý với yêu cầu độc lập của bà A vì tài sản thế chấp là tài sản của Công ty B chứ không phải tài sản riêng của bà V, việc vay nợ giữa bà A với bà V là nợ cá nhân không liên quan đến Công ty B. Mặt khác, trước đây bà A đã yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án đối với bất động sản ở vị trí khác, không phải là khách sạn B, việc thế chấp khách sạn B tại ngân hàng S đã được đăng ký giao dịch bảo đảm nên hợp đồng thế chấp này là hợp pháp, bà A không có căn cứ để yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Thúy A trình bày:

Vào năm 2011 bà A khởi kiện bà V tranh chấp hợp đồng vay với giá trị gần 02 tỷ đồng, bản án tuyên buộc bà V có trách nhiệm thanh toán nợ gốc và lãi. Nhưng sau đó bà V đã dùng bất động sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình là khách sạn B tại địa chỉ 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa thế chấp tại ngân hàng S để đảm bảo cho khoản vay của công ty T. Việc này ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bà A. Đến ngày 12/9/2012 Chi cục Thi hành án dân sự thành phố N ra Quyết định kê biên và cưỡng chế thi hành án thì mới biết bà V đã thế chấp khách sạn B nên không đủ điều kiện thi hành án. Vì vậy, bà A yêu cầu:

- Tuyên bố hợp đồng thế chấp khách sạn B của bà Lê Thị Hồng V tại ngân hàng S để đảm bảo cho khoản vay của công ty T là vô hiệu;

- Phát mãi khách sạn B tại địa chỉ 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa để đảm bảo cho việc thi hành án theo thứ tự ưu tiên cho bà A là người được thanh toán đầu tiên;

- Bà V phải thanh toán một lần cho bà A số tiền nợ gốc 2.236.143.000đ và tiền lãi tạm tính là 01 tỷ đồng.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị Nhã R trình bày:

Vào năm 2012 bà R là Thủ quỹ của công ty T, ngày 23/7/2012 bà R có ký nhận số tiền 8,8 tỷ đồng tại ngân hàng S nhưng không nhận tiền, mà số tiền 8,8 tỷ đồng này vẫn còn tại ngân hàng S. Mục đích số tiền này được chuyển đi đâu, làm gì thì bà R không biết. Từ trước đến nay bà R không hề mua bán hạt điều với công ty T, nên hợp đồng mua bán hạt điều giữa bà R với công ty T là giả tạo.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê Văn T trình bày:

Vào năm 2012 ông T là Kế toán trưởng của công ty T, ngày 10/7/2012 công ty T ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng S hạn mức 70 tỷ đồng, theo đó ngân hàng S đã giải ngân cho vay 36 tỷ đồng và 150.000 USD, còn 493.000 USD là dư nợ cũ của công ty T tại ngân hàng S. Trong số tiền 36 tỷ đồng thì có 16,1 tỷ đồng chuyển vào tài khoản ông H để trả nợ cho Công ty B tại ngân hàng V C, số tiền 7,1 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của ông K, số tiền 04 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của ông H và 8,8 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của bà R. Các khoản tiền chuyển vào tài khoản của K và R là để hợp thức hóa chuyển lại vào tài khoản của ngân hàng S để trả nợ cũ của công ty T. Khoản tiền 04 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của H thì bà V trực tiếp nhận 3,8 tỷ (có viết giấy nhận tiền), còn 200 triệu đồng dùng để trả lãi cho ngân hàng S.

K, H và R không nhận bất cứ số tiền nào, cũng không mua bán hạt điều với công ty T, các hợp đồng mua bán hạt điều là giả tạo để hợp thức hóa rút tiền trả nợ cho ngân hàng S. Hợp đồng mua bán hạt điều giữa công ty T với công ty H (do ông H làm giám đốc) cũng là giả tạo để chuyển tiền cho Công ty B trả nợ.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Tiến H trình bày:

Trong năm 2012 ông Lê Văn T (khi đó là Kế toán trưởng công ty T, nơi ông H làm việc) có nhờ ông H đến ngân hàng S rút tiền giúp, vào ngày 16/7/2012 ông H đến ngân hàng S rút số tiền mặt 02 tỷ đồng đưa cho bà V, các thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng S, lập hợp đồng mua bán hạt điều đã được chuẩn bị từ trước, ông H chỉ việc ký tên. Đến ngày 24/7/2012 ông T tiếp tục nhờ H ký tên rút số tiền 02 tỷ đồng, nhưng số tiền này ông H không nhận, công ty T cũng không nhận, số tiền này không biết sau đó chuyển vào tài khoản của ai. Thời điểm đó ông H làm nhân viên đóng gói cho công ty T và không hề mua bán hạt điều với công ty T.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ và tại phiên toà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Quốc K trình bày:

Trước đây ông Lê Văn T có nhờ ông K đứng tên làm thủ tục đáo hạn trả nợ của công ty T cho ngân hàng S số tiền 7,1 tỷ đồng vào ngày 11/7/2012. Không có việc ông K mua bán hạt điều với công ty T, hợp đồng mua bán hạt điều là giả tạo, các thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng S, lập hợp đồng mua bán hạt điều đã được chuẩn bị từ trước, ông K chỉ việc ký tên, nhằm mục đích đáo hạn trả nợ cho ngân hàng S. Số tiền 7,1 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của ông K sau đó chuyển lại cho ngân hàng S, chứ không chuyển cho công ty T.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Quách Đình Vũ Y trình bày:

Thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 hạn mức 70 tỷ đồng thì ông Y là Trưởng phòng hỗ trợ, nay là phòng Kiểm soát rủi ro của ngân hàng S. Khi đó ông Y kiểm tra hồ sơ vay vốn và thủ tục đúng theo quy định pháp luật nên đã trình Lãnh đạo ngân hàng S xét duyệt cho công ty T vay. Tài sản thế chấp là hạt điều trong kho của công ty T và bất động sản là khách sạn B của Công ty B tại N. Sau đó, các bên thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp là hạt điều để thu hồi một phần nợ, sự việc này là có thực, việc xử lý tài sản thế chấp đúng theo quy định pháp luật.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Đỗ Minh V trình bày:

Thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 hạn mức 70 tỷ đồng thì ông V là Trưởng phòng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng S. Khi đó ông V kiểm tra hồ sơ tín dụng của công ty T đầy đủ theo quy định, còn việc giải ngân các khoản tiền vay, sử dụng các khoản tiền vay như thế nào thì thuộc bộ phận khác nên ông V không biết.

Theo các tài liệu có tại hồ sơ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Huỳnh Tấn E trình bày:

Vào năm 2012 ông E làm nhân viên tín dụng của ngân hàng S phụ trách cho vay đối với công ty T, khi đó đã kiểm tra hồ sơ vay vốn của công ty T đúng quy định pháp luật và quy chế cho vay của ngân hàng nên đã trình Lãnh đạo duyệt cho vay. Khi đó tài sản thế chấp để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng hạn mức 70 tỷ đồng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 là hạt điều trong kho hàng của công ty T và khách sạn B của Công ty B tại địa chỉ 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa. Thực tế có thế chấp tài sản là hạt điều sau đó bán tài sản này để thu hồi một phần nợ của công ty T. Ông E là người trực tiếp giám sát khi xử lý tài sản là hạt điều để thu hồi nợ.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/KDTM-ST ngày 09 tháng 08 năm 2017 của Toà án nhân dân huyện T đã quyết định:

Áp dụng Điều 4 Luật thương mại, các Điều 51, 52, 54, 91 và Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng, các Điều 293, 323, 342, 335, 471, 715, 721 Bộ luật dân sự, Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự; Điểm a Khoản 1 Điều 12, Điều 56 và Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

Tuyên xử:

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn T. Buộc bị đơn công ty T có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn số tiền gốc 50.634.680.000đ (gồm 36 tỷ đồng và 643.000 USD quy đổi VNĐ 22.760đ/USD) và tiền lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi phạt quá hạn là 49.771.745.981đ (gồm 42.584.482.514đ và 315.784,86 USD), tính đến ngày 04/8/2017.

Không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Trần Thị Thúy A.

Sau khi công ty T thanh toán xong các khoản nợ gốc và lãi thì nguyên đơn phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thế chấp cho Công ty B. Trường hợp công ty T không trả được nợ cho nguyên đơn số tiền trên thì Công ty B phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận tại hợp đồng thế chấp số 367 đã ký kết hoặc yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự kê biên, bán tài sản thế chấp để thi hành án đối với: Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại thửa số 180, 181 tọa lạc tại 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BĐ 372160 do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/5/2012 đứng tên Công ty B) để thu hồi nợ cho ngân hàng S.

Về thứ tự ưu tiên thanh toán: Trường hợp phát mãi tài sản thế chấp là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại thửa số 180, 181 tọa lạc tại 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa để trả nợ cho nguyên đơn thì sau khi thanh toán đủ các khoản nợ gốc và lãi phát sinh cho nguyên đơn nếu còn dư thì tiếp tục thanh toán cho bà Trần Thị Thúy A theo bản án dân sự phúc thẩm số 73/2012/DSPT ngày 20/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm (04/8/2017), khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ thi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 12/8/2017, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty B kháng cáo không đồng ý thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi như nội dung của bản án sơ thẩm đã tuyên, chỉ chấp nhận dùng tài sản đã thế chấp để đảm bảo cho khoản nợ gốc 22 tỷ đồng và lãi phát sinh trên số nợ gốc này, không chấp nhận bão lãnh khoản nợ gốc 14 tỷ đồng và 643.000 USD cùng tiền lãi phát sinh.

Ngày 07/9/2017, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Thúy A kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm tuyên hủy hợp đồng thế chấp số 367/TC-12 ký ngày 10/7/2012, xác định phạm vi bảo đảm của tài sản thế chấp giới hạn trong 48 tỷ đồng, xem xét lại đối với khoản lãi phạt, xác định thứ tự thanh toán ưu tiên cho bà A là người được thanh toán đầu tiên.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn ngân hàng S vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty B vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Thúy A có yêu cầu xin vắng mặt và giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên phát biểu ý kiến: Quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán và HĐXX tuân theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Các đương sự thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng; Về nội dung: Đề nghị HĐXX căn cứ khoản 2 Điều 308 và Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ B và bà Trần Thị Thúy A, sửa bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, ý kiến của các bên đương sự và Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về kháng cáo của bị đơn Công ty B kháng cáo không đồng ý thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi như nội dung của bản án sơ thẩm đã tuyên, chỉ chấp nhận dùng tài sản đã thế chấp để đảm bảo cho khoản nợ gốc 22 tỷ đồng và lãi phát sinh trên số nợ gốc này, không chấp nhận bảo lãnh khoản nợ gốc 14 tỷ đồng và 643.000 USD cùng tiền lãi phát sinh; kháng cáo của bà Trần Thị Thúy A về phạm vi bảo lãnh của Công ty B và khoản tiền lãi phạt quá hạn:

Ngân hàng S và công ty T ký kết hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 hạn mức 70 tỷ đồng nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh.

Để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty T, Công ty B dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp, bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ của công ty T. Tại Điều 2 hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba số 367/TC-12 ngày 10/7/2012 tài sản gắn liền quyền sử dụng đất thuộc thửa số 180 và 181, tờ bản đồ số 24, diện tích 204,19m2 ta lạc tại 6P, 67/9 Q,phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa.

Hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 và hợp đồng thế chấp số 367/TC-12 được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa bên cho vay ngân hàng S, bên vay công ty T và bên bảo lãnh Công ty B, hình thức và nội dung của 02 hợp đồng phù hợp quy định pháp luật nên phát sinh hiệu lực pháp lý.

Thc hiện hợp đồng, ngân hàng S nhiều lần giải ngân cho công ty T vay tổng cộng 36 tỷ đồng và 643.000 USD.

Công ty T, Công ty B đều thừa nhận số tiền nhận giải ngân các bên không sử dụng vào mục đích kinh doanh mà dùng để trả khoản nợ vay tại ngân hàng S, ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh C và tiêu xài cá nhân. Cụ thể, Công ty B nhận 16,1 tỷ đồng trả nợ cũ tại ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh C (thông qua tài khoản của ông H), 5,9 tỷ đồng còn lại bà V tiêu xài cá nhân, 14 tỷ đồng và 643.000 USD công ty T trả nợ gốc và nợ lãi đối với khoản vay khác tại ngân hàng S đến hạn thanh toán. Tại công văn số (bút lục số 373) ngân hàng công thương – chi nhánh C xác nhận ông H là người nhà bà V rút tiền để thanh toán nợ của Công ty B tại V N.

Như vậy bên vay công ty T và bên bảo lãnh Công ty B đều có sự thống nhất về ý chí vay tiền theo hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012 và Công ty B đồng ý bảo lãnh cho công ty T vay tiền không phải nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh, mục đích thật sự là trả khoản nợ vay của công ty T tại ngân hàng S, trả khoản nợ vay của Công ty B tại ngân hàng V C, phần còn lại bà V tiêu xài cá nhân.

Khon 4 hợp đồng tín dụng số LD 121800097 ngày 10/7/2012 hạn mức tín dụng 70 tỷ VNĐ, bao gồm toàn bộ dư nợ của bên vay tại Hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1111000200 ngày 20/4/2011 và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có dẫn chiếu đến hợp đồng tín dụng này. Vì vậy, việc Công ty B cho rằng không có nghĩa vụ bảo lãnh trả khoản nợ cũ của công ty T theo hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1111000200 ngày 20/4/2011 là không đúng với nội dung hợp đồng đã giao kết. Mặt khác, phạm vi bảo lãnh Công ty B thỏa thuận ký kết với ngân hàng S theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba số 367/TC-12 ngày 10/7/2012 ghi nhận tại khoản 2 Điều 1: “2. Nghĩa vụ được bảo đảm tại một thời điểm tối đa là: 48.000.000.000 VND ….và các khoản phải trả khác được quy định trong Hợp đồng cấp tín dụng. Nghĩa vụ được bảo đảm theo Hợp đồng này bao gồm nghĩa vụ hoàn trả, thanh toán trong trường hợp Hợp đồng cấp tín dụng bị hủy bỏ, chấm dứt, vô hiệu. Việc cấp tín dụng do Bên nhận thế chấp quyết định mà không phụ thuộc vào nghĩa vụ được bảo đảm nêu trên”. Như vậy, nghĩa vụ bảo lãnh của Công ty B đối với khoản nợ gốc của công ty T tối đa là 48 tỷ VNĐ, khoản vay vượt 48 tỷ VNĐ không thuộc trách nhiệm bảo lãnh của Công ty B. Cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn ngân hàng S, buộc bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng không giới hạn nghĩa vụ bảo lãnh của Công ty B trong phạm vi khoản nợ gốc của công ty T tối đa là 48 tỷ VNĐ nên có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ.

Theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung, được thay thế bằng Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều quy định về tính mức lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn đối với khoản tiền vay gốc không trả đúng hạn, đối với khoản lãi phạt quá hạn không có quy định. Vì vậy, việc ngân hàng S yêu cầu bị đơn phải trả khoản lãi phạt quá hạn 2.525.936.016 đồng là không có căn cứ.

Việc xử lý tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp hàng hóa số 368/TC-12 ngày 10/7/2012 là 1.489 tấn hạt điều thô nguyên liệu và 60 tấn hạt điều thành phẩm tại kho công ty T theo 04 hợp đồng cho tổ chức, cá nhân giữa ngân hàng S và công ty T không có sự chứng kiến của Công ty B không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của Công ty B. Bởi lẽ việc bán hạt điều là có thật, công ty T không thực hiện việc nộp thuế cho nhà nước nên cơ quan cảnh sát điều tra huyện T đã xử lý ông Nguyễn Minh Đ – Giám đốc công ty T về tội trốn thuế.

[2] Về kháng cáo của bà Trần Thị Thúy A yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp giữa Công ty B và ngân hàng S để đảm bảo khoản nợ vay của công ty T là vô hiệu, xác định thứ tự thanh toán ưu tiên cho bà A là người được thanh toán đầu tiên:

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba số 367/TC-12 ngày 10/7/2012 được ký kết dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận giữa ngân hàng S và Công ty B, tài sản dùng làm bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán nợ của công ty T tại ngân hàng S phù hợp quy định pháp luật nên có giá trị pháp lý. Việc phát mãi tài sản bảo đảm là khách sạn B gắn liền quyền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ trả nợ sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật thi hành án dân sự và theo bản án phúc thẩm số 73/2012/DSPT ngày 20/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà A là có cơ sở.

Từ những phân tích trên và xét lời đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là có căn cứ, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty B và một phần kháng cáo của bà Trần Thị Thúy A.

[3] Về án phí:

Bị đơn công ty T phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đối với số tiền phải trả cho nguyên đơn là 205.880.490 đồng (112.000.000 đ x 0,1% số tiền vượt quá 4.000.000.000đ).

Nguyên đơn ngân hàng S phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đối với yêu cầu (số tiền lãi phạt quá hạn 2.525.936.016đ) không được chấp nhận là 82.519.000 đồng (72.000.000đ + 2% số tiền vượt quá 2.000.000.000đ), được khấu trừ 80.137.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai thu tiền số 5648 ngày 02/5/2013 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T nên còn phải nộp 2.382.000 đồng.

Bà Trần Thị Thúy A phải chịu 2.000.000đ án phí sơ thẩm, được khấu trừ 5.000.000đ tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp tại biên lai thu tiền số 3382 ngày 03/4/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T. Hoàn trả cho bà Trần Thị Thúy A số tiền 3.000.000đ.

Hoàn trả cho Công ty B 2.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm đã nộp tại biên lai thu tiền số 0003515 ngày 21 tháng 8 năm 2017.

Hoàn trả cho bà Trần Thị Thúy A 2.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm đã nộp tại biên lai thu tiền số 0003524 ngày 13 tháng 9 năm 2017.

[4] Về chi phí xem xét thẩm định: Công ty T phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nguyên đơn đã nộp đủ nên bị đơn công ty T phải hoàn lại cho nguyên đơn 5.000.000đ.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 và Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Chp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại – dịch vụ B và bà Trần Thị Thúy A. Sửa án sơ thẩm đối với phần phạm vi bảo lãnh của bên thế chấp và khoản tiền phạt lãi quá hạn.

Áp dụng Điều 4 Luật thương mại, các Điều 51, 52, 54, 91 và Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng, các Điều 293, 323, 342, 335, 471, 715, 721 Bộ luật dân sự; Điểm a Khoản 1 Điều 12, Điều 56 và Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Điều 26 và Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án;

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn T. Buộc bị đơn công ty T có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn tổng số tiền 97.880.489.965đ (Chín mươi bảy tỷ tám trăm tám mươi triệu bốn trăm tám mươi chín nghìn chín trăm sáu mươi lăm đồng) tính đến ngày 04/8/2017 (trong đó, nợ gốc 36 tỷ đồng và 643.000 USD (quy đổi VNĐ 22.760đ/USD), nợ tiền lãi trong hạn 2.508.403.920, nợ lãi quá hạn là 44.737.406.045 đồng) và số tiền lãi phát sinh từ sau ngày 04/8/2017 theo Hợp đồng tín dụng số LD 1218500097 ngày 10/7/2012. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện đối với số tiền lãi phạt quá hạn 2.525.936.016đ (Hai tỷ năm trăm hai mươi lăm triệu chín trăm ba mươi sáu nghìn không trăm mười sáu đồng).

Sau khi công ty T thanh toán xong các khoản nợ gốc và lãi thì nguyên đơn phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thế chấp cho Công ty B. Trường hợp công ty T không trả được nợ cho nguyên đơn số tiền trên thì Công ty B phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận tại hợp đồng thế chấp số 367/TC-12 ngày 10/7/2012 hoặc yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự kê biên, bán tài sản thế chấp để thi hành án đối với: Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại thửa số 180, 181 tọa lạc tại 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BĐ 372160 do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/5/2012 đứng tên Công ty B) để thu hồi nợ cho ngân hàng S trong phạm vi khoản nợ gốc của công ty T tối đa là 48 tỷ đồng, phần nợ vay gốc vượt 48 tỷ đồng và các khoản lãi phát sinh không thuộc trách nhiệm bảo lãnh của của Công ty B.

Về thứ tự ưu tiên thanh toán: Trường hợp phát mãi tài sản thế chấp là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại thửa số 180, 181 tọa lạc tại 6P, 67/9 Q, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hòa để trả nợ cho nguyên đơn thì sau khi thanh toán đủ các khoản nợ gốc và lãi phát sinh cho nguyên đơn nếu còn dư thì tiếp tục thanh toán cho bà Trần Thị Thúy A theo bản án dân sự phúc thẩm số 73/2012/DSPT ngày 20/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

2. Án phí:

Bị đơn công ty T phải chịu 205.880.490 đồng (Hai trăm lẻ năm triệu tám trăm tám mươi nghìn bồn trăm chín mươi đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Nguyên đơn ngân hàng S phải chịu 82.519.000 đồng (Tám mươi hai triệu năm trăm mười chín nghìn đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, được khấu trừ 80.137.000 đồng (Tám mươi triệu một trăm ba mươi bảy nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai thu tiền số 5648 ngày 02/5/2013 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T nên còn phải nộp 2.382.000 đồng (Hai triệu ba trăm tám mươi hai nghìn đồng).

Bà Trần Thị Thúy A phải chịu 2.000.000đồng (Hai triệu đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, được khấu trừ 5.000.000đồng (Năm triệu đồng) tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp tại biên lai thu tiền số 3382 ngày 03/4/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T. Hoàn trả cho bà Trần Thị Thúy A số tiền 3.000.000đồng (Ba triệu đồng).

Hoàn trả cho Công ty B 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm đã nộp tại biên lai thu tiền số 0003515 ngày 21 tháng 8 năm 2017.

Hoàn trả cho bà Trần Thị Thúy A 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm đã nộp tại biên lai thu tiền số 0003524 ngày 13 tháng 9 năm 2017.

3. Về chi phí xem xét thẩm định: Công ty T phải chịu, nguyên đơn đã nộp đủ nên bị đơn công ty T phải hoàn lại cho nguyên đơn 5.000.000đồng (Năm triệu đồng).

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 7a và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

592
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 04/2018/KDTM-PT ngày 27/04/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Số hiệu:04/2018/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Phú Yên
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 27/04/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;