Theo đó, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 46 quy định về hồ sơ địa giới hành chính các cấp như sau:
Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập xã và điều chỉnh địa giới hành chính xã;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp xã;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp xã, huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của xã;
- Bản xác nhận tọa độ các mốc địa giới hành chính cấp xã;
- Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã;
- Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp xã;
- Các biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp xã;
- Các phiếu thống kê địa danh;
- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập huyện và điều chỉnh địa giới hành chính huyện;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của huyện;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện;
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp huyện.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập tỉnh và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới hành chính của tỉnh;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp tỉnh.
Xem thêm quy định về xây dựng dữ liệu địa giới hành chính tại Thông tư 46/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/12/2017.
- Thanh Lâm -
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY