Theo đó, Nghị định 156 quy định ban quản lý rừng đặc dụng được thành lập theo quy định pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng gồm:
- Ban quản lý khu rừng đặc dụng có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Đối với khu rừng đặc dụng có Hạt Kiểm lâm thì Giám đốc Ban quản lý đồng thời là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
- Tùy theo điều kiện cụ thể, Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tổ chức tối đa các đơn vị: Hạt Kiểm lâm; Phòng Tổ chức, Hành chính; Phòng Kế hoạch, Tài chính; Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đối với khu rừng đặc dụng có hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa; Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng; Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
- Ban quản lý khu rừng đặc dụng được chủ động thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó ưu tiên tiếp nhận lao động là người địa phương. Lương hợp đồng được Nhà nước chi trả theo chế độ hiện hành.
Ngoài ra, Nghị định 156 còn quy định về thẩm quyền thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng như sau:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng do Bộ trực tiếp quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý.
Ban quản lý rừng đặc dụng bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Khu rừng đặc dụng không còn đáp ứng tiêu chí phân loại rừng.
- Chuyển loại rừng đặc dụng sang loại rừng khác.
- Cơ quan quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng thì có thẩm quyền quyết định giải thể Ban quản lý khu rừng đặc dụng và tổ chức giải quyết các vấn đề sau giải thể theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY