Sau đây là bài viết có nội dung về hình thức kỷ luật hạ bậc lương trong trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng từ 15/6/2025.
Nghị định 93/2025: Hình thức kỷ luật hạ bậc lương trong trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Ngày 26/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (sửa đổi khoản 16 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP) thì hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (sửa đổi khoản 15 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP) mà tái phạm;
“Điều 25. Cảnh cáo
1. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này mà tái phạm;
b) Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này;
c) Vi phạm quy định tại các khoản 2, 4, 5, 8, 11, 16 và 17 Điều 22 của Nghị định này;
d) Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Không thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."
- Vi phạm lần đầu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (sửa đổi khoản 14 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP), gây hậu quả rất nghiêm trọng.
“Điều 24. Khiển trách
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 6, 7, 9, 10, 13, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 của Nghị định này;
b) Không kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm;
c) Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
Các nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, bao gồm:
- Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
- Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, không trùng lặp với hoạt động thanh tra, kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Kết luận kiểm tra phải được đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành đầy đủ và đúng thời hạn. Các sai phạm, kiến nghị, yêu cầu trong kết luận kiểm tra phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng việc và tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm.
Kết luận kiểm tra phải được người có thẩm quyền kiểm tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng được kiểm tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, lãnh thổ.
Xem thêm tại Nghị định 93/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/6/2025.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |