Sau đây là bài viết có nội dung về quy trình quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được sửa đổi từ ngày 28/3/2025.
Nghị định 70/2025: Sửa đổi quy trình quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (Hình từ Internet)
Ngày 28/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Nghị định 70/2025: Sửa đổi quy trình quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Theo đó, quy trình quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 70 Nghị định 71/2025/NĐ-CP (sửa đổi khoản 24 Nghị định 35/2021/NĐ-CP) như sau:
- Căn cứ yêu cầu thực hiện dự án, chỉ đạo tại nghị quyết, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước (đối với dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 69 Nghị định 71/2025/NĐ-CP (sửa đổi khoản 23 Nghị định 35/2021/NĐ-CP)) hoặc chỉ đạo tại nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị, văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ (đối với dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 69 Nghị định 71/2025/NĐ-CP (sửa đổi khoản 24 Nghị định 35/2021/NĐ-CP)), cơ quan có thẩm quyền giao cơ quan, đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt trình cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:
+ Tờ trình đề nghị áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, gồm các nội dung sau: Thông tin cơ bản của dự án; giải trình về sự cần thiết và lý do phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; thuyết minh phương án lựa chọn nhà đầu tư gồm các nội dung chủ yếu về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, điều kiện ký kết hợp đồng và các nội dung liên quan khác để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của dự án quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 69 Nghị định 71/2025/NĐ-CP (sửa đổi khoản 24 Nghị định 35/2021/NĐ-CP); đề xuất và kiến nghị;
+ Dự thảo quyết định áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, gồm các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 71/2025/NĐ-CP (sửa đổi khoản 24 Nghị định 35/2021/NĐ-CP);
+ Các văn bản, tài liệu pháp lý có liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan có liên quan về sự cần thiết và lý do phải áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (nếu cần thiết).
- Cơ quan có thẩm quyền giao một cơ quan, đơn vị độc lập với cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 71/2025/NĐ-CP (sửa đổi khoản 24 Nghị định 35/2021/NĐ-CP) tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau:
+ Đánh giá về sự cần thiết, lý do áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 40 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
+ Ý kiến về phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt và dự thảo quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp kiến nghị chấp thuận;
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
- Căn cứ hồ sơ đề nghị, báo cáo thẩm định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Trường hợp chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đồng thời hoặc độc lập với quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định chủ trương đầu tư (đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ mới). Quyết định áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt gồm các nội dung sau:
+ Chấp thuận áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;
+ Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, gồm các nội dung sau: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư; điều kiện ký kết, thực hiện hợp đồng; các nội dung liên quan khác để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện đặc thù của dự án, bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, đề xuất phương án thực hiện dự án phù hợp, khả thi;
+ Trách nhiệm của bên mời thầu và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
+ Các yêu cầu khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án (nếu có).
- Bên mời thầu chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư theo phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đã được phê duyệt. Nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, đề xuất phương án thực hiện dự án phù hợp, khả thi theo quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP.
- Hằng năm cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do nhà đầu tư được lựa chọn trong trường hợp đặc biệt thực hiện, gửi Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong báo cáo tổng kết tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 71/2025/NĐ-CP.
Xem thêm tại Nghị định 71/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 28/3/2025.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |