Nghị định 67/2025/NĐ-CP: Sửa đổi cách tính tiền lương để tính hưởng chính sách theo Nghị định 178

Nghị định 67/2025/NĐ-CP: Sửa đổi cách tính tiền lương để tính hưởng chính sách theo Nghị định 178
Quốc Trình

Bài viết cập nhật nội dung mới theo Nghị định 67, trong đó sửa đổi cách tính tiền lương để tính hưởng chính sách theo Nghị định 178.

TPHCM: Tổng hợp các trường hợp áp dụng bảng giá đất (Hình ảnh từ Internet)

Nghị định 67/2025/NĐ-CP: Sửa đổi cách tính tiền lương để tính hưởng chính sách theo Nghị định 178 (hình ành từ Internet)

Ngày 15/3/025, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Nghị định 67/2025/NĐ-CP: Sửa đổi cách tính tiền lương để tính hưởng chính sách theo Nghị định 178

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ thì tiền lương tháng hiện hưởng (từ ngày 15/3/2025) là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: 

- Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; 

- Các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang);

- Hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương

Trước đó, tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang).

Lịch chi trả lương hưu tháng hằng tháng là khi nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 thì lịch chi trả lương hưu hằng tháng như sau:

- Chi trả tại điểm chi trả: Từ ngày 02 đến ngày 10 của tháng tổ chức chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả; chỉ kết thúc chi trả trước ngày mùng 10 đối với các điểm đã chi trả hết số lượng người hưởng theo danh sách do cơ quan BHXH chuyển đến

- Chi trả tại điểm giao dịch của Bưu điện huyện: Từ ngày 11 của tháng, tiếp tục chi trả tại các điểm chi trả là điểm giao dịch của bưu điện đến hết ngày 25 của tháng.

Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng.

Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Xem thêm Nghị định 67/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/3/2025.

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: [email protected]
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;