Mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN năm 2025 với thu nhập từ tiền lương tiền công là bao nhiêu? Có phải sẽ đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN?
Ngày 02/06/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN năm 2025.
Theo đó, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 26/2012/QH13) như sau:
+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy thì năm 2025 mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN với thu nhập từ tiền lương, tiền công vẫn tiếp tục là 11 triệu đồng (với người nộp thuế) và 4,4 triệu đồng (với người phụ thuộc).
Mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN năm 2025 với thu nhập từ tiền lương tiền công (Hình từ internet)
Theo Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP thì người phụ thuộc được xác định như sau:
- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
- Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP như sau:
+ Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
+ Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
+ Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP ;
+ Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, bao gồm:
- Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.
- Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều này.
Vừa qua tại Hồ sơ thẩm định Luật Thuế TNCN, đã tổng hợp nhiều ý kiến đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN, đơn cử như:
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh so với hiện nay để phù hợp với việc tăng chỉ số giá tiêu dùng; tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Đề nghị xây dựng mức giảm trừ gia cảnh theo vùng để phù hợp với chính sách tiền lương của Chính phủ hiện nay đang quy định mức lương tối thiểu vùng (4 vùng).
Lý do đề xuất: Để phù hợp với quy định mức lương tối thiểu theo vùng tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
- Bộ Quốc phòng: Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh với đối tượng nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên 17,3 triệu đồng/tháng; nâng mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 6,9 triệu đồng/tháng.
Lý do: Mức lương cơ sở tại thời điểm ban hành là 1,49 triệu đồng/tháng, đến nay (tháng 12/2024 mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng, tăng 57,05%.
- UBND tỉnh Ninh Thuận, UBND tỉnh Sơn La: Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh, cụ thể: Đối với người nộp thuế: từ 11 triệu đồng/tháng tăng lên 16 triệu đồng/tháng (tỉnh Ninh Thuận đề xuất), tăng lên 14 triệu đồng/tháng (tỉnh Sơn La đề xuất). Đối với người phụ thuộc: từ 4,4 triệu đồng tháng tăng lên 6 triệu đồng/tháng (tỉnh Ninh Thuận đề xuất, tăng lên 5 triệu đồng/tháng (tỉnh Sơn La đề xuất).
Lý do: Bổ sung các khoản giảm trừ hỗ trợ chi phí giáo dục, y tế, nhà ở, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các khoản đầu tư cho sự phát triển con người; Nên có chính sách khuyến khích đầu tư vào giáo dục bằng cách giảm trừ thuế nhiều hơn cho chi phí học tập và các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, nâng chuẩn. Đồng thời quy định bổ sung các khoản giảm trừ để hỗ trợ cho các trường hợp đặc biệt: người lao động là cha/mẹ đơn thân, hoặc có người thân mắc bệnh hiểm nghèo nên được áp dụng mức giảm trừ cao hơn. Để đảm bảo về tính ổn định trong việc tính thuế và dự báo về thực hiện thu ngân sách nhà nước, đề nghị Luật quy định tăng mức giảm trừ cụ thể đối với đối tượng nộp thuế và đối với mỗi người phụ thuộc, không nên xác định theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20%, rất bất cập trong quản lý theo dõi.
>> Xem thêm: Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh của các Bộ ngành, địa phương
Nguyễn Tùng Lâm
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |