1. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng:
- Tăng dư nợ cho vay;
- Hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp;
- Cấp bảo lãnh tín dụng.
2. Hỗ trợ thuế, kế toán:
- Áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường;
- Áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản.
3. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất:
- Bố trí đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu chế biến tập trung;
- Hỗ trợ giá thuê mặt bằng.
4. Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung:
- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ;
- Xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
5. Hỗ trợ mở rộng thị trường:
- Thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư;
- Hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
6. Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý:
- Công bố các thông tin hỗ trợ trên Cổng thông tin điện tử quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
7. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:
- Miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc;
- Thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
Ngoài các nội dung hỗ trợ chung trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc thù còn được hỗ trợ riêng.
Xem chi tiết tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY