Khi ông A chuyển nhượng mảnh đất vườn cho ông B, cả hai bên thống nhất thành lập hợp đồng, trong hợp đồng nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của hai bên, để hợp đồng này có giá trị pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên thì hợp đồng này phải được công chứng. Vậy công chứng là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Xuất phát từ khái niệm công chứng, ta thấy hoạt động công chứng có sự tham gia của các chủ thể như:
Các văn bản khi được công chứng có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, có hiệu lực thi hành với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Những văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; chứng minh và bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. (Điều 5 Luật công chứng 2014)
Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng phải là tiếng Việt.
Thủ tục công chứng gồm một số bước sau đây:
Xem thêm quy định về công chứng tại: Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Tuy nhiên, thực tế rất nhiều người nhầm lẫn về hoạt động công chứng và chứng thực, thậm chí còn cho rằng hai hoạt động này là một. Do đó, cần phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm này
Xem chứng thực tại đây.
Các văn bản liên quan:
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |