TPP - Chương 03 - Quy tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ

Chương 03 Hiệp định TPP quy định quy tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ hàng hóa của các bên khi tham gia Hiệp định TPP.

 

CHƯƠNG 3

QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC VỀ XUẤT XỨ

 

Mục A: Quy tắc xuất xứ

Điều 3.1: Giải thích từ ngữ

Trong Chương này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

nuôi trồng thủy sản có nghĩa là việc nuôi trồng các loài thủy sinh vật, bao gồm cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh từ hạt giống như trứng, cá bột, cá giống hoặc ấu trùng, bằng cách can thiệp vào các quá trình nuôi hoặc tăng trưởng để tăng sản lượng như nuôi thường xuyên, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các sinh vật săn mồi;

hàng hóa hoặc nguyên liệu thay thế là hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể thay thế lẫn nhau cho các mục đích thương mại và có tính chất giống hệt nhau về cơ bản;

nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung là những nguyên tắc được công nhận bởi sự đồng thuận hoặc với sự hỗ trợ đáng kể từ chính quyền trong lãnh thổ của một Bên đối với việc hạch toán các khoản thu, chi, chi phí, tài sản và nợ; công bố thông tin; và chuẩn bị các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn áp dụng nói chung, cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục chi tiết;

hàng hóa là một hàng hóa, sản phẩm, hay nguyên liệu bất kỳ;

nguyên liệu gián tiếp là một loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không cấu thành hàng hóa; hoặc một nguyên liệu được sử dụng trong việc bảo dưỡng các công trình hoặc các hoạt động của thiết bị gắn liền với sản xuất hàng hóa, bao gồm:

(a) nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi;

(b) thiết bị, vật tư dùng để kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa;  

(c) găng tay, kính, giày dép, quần áo, thiết bị an toàn;

(d) dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

(e) Các phụ tùng và nguyên liệu được sử dụng trong bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;

(f) dầu nhờn, mỡ bôi trơn, nguyên liệu hỗn hợp và các nguyên liệu khác được sử dụng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng; và

(g) nguyên liệu bất kỳ không tạo thành hàng hóa nhưng khi sử dụng trong sản xuất hàng hóa có thể được trình bày như là một phần của quy trình sản xuất đó một cách hợp lý.

 nguyên liệu là một loại hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác;

hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là một loại hàng hóa hoặc nguyên liệu không đủ điều kiện được xem là có xuất xứ theo quy định của Chương này;

hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là một loại hàng hóa hoặc nguyên liệu đủ điều kiện được xem là có xuất xứ theo quy định của Chương này;

nguyên liệu đóng gói và vật chứa để vận chuyển là hàng hóa được sử dụng để bảo vệ hàng hóa khác trong quá trình vận chuyển, nhưng không bao gồm các nguyên liệu đóng gói hoặc vật chứa dùng để đóng gói hàng hóa bán lẻ;

nhà sản xuất [chỗ này in đậm] là một người tham gia vào việc sản xuất hàng hóa; và

sản xuất là các hoạt động bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, bẫy, săn bắn, bắt, thu thập, sinh sản, chiết xuất, nuôi trồng thủy sản, thu gom, sản xuất, gia công hay lắp ráp một loại hàng hóa;

giá trị giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải trả cho hàng hóa khi bán để xuất khẩu hoặc giá trị khác được xác định theo quy định của Hiệp định trị giá hải quan; và

giá trị hàng hóa là giá trị giao dịch của hàng hóa không bao gồm chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.

 

Điều 3.2: Hàng hóa có xuất xứ

Trừ trường hợp Chương này có quy định khác, mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa được xem là có  xuất xứ nếu hàng hóa đó:

(a) thu được hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên như quy định tại Điều 3.3 (Hàng hoá có xuất xứ thuần túy);

(b) được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên và hoàn toàn từ các nguyên liệu có xuất xứ; hoặc

(c) được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu có hiệu lực tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng),

và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khác trong Chương này.

 

Điều 3.3: Hàng hoá có xuất xứ thuần túy

Mỗi Bên quy định rằng trong phạm vi Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ), một hàng hóa  có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên nếu hàng hóa đó là:

(a) một loại thực vật hoặc hàng hóa thực vật được trồng, thu hoạch, hái hoặc tập trung trong lãnh thổ đó;

(b) một động vật sống được sinh ra và nuôi lớn trong lãnh thổ đó;

(c) một loại hàng hóa thu được từ một động vật sống trong lãnh thổ đó;

(d) một động vật bị săn, bẫy, đánh bắt, khai thác hoặc bắt trong lãnh thổ đó;  

(e) một hàng hóa thu được từ nuôi trồng thủy sản trong lãnh thổ đó;

(f) một khoáng chất hoặc chất phát sinh một cách tự nhiên, không bao gồm trong các điểm từ (a) đến (e), được chiết xuất hoặc lấy trong lãnh thổ đó;

(g) cá, động vật có vỏ và các loài sinh vật biển khác đánh bắt từ biển, đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy bên ngoài lãnh thổ của các Bên và, theo luật pháp quốc tế, bên ngoài lãnh hải của các nước ngoài khối TPP 1 bằng tàu được đăng ký, niêm yết, hoặc ghi nhận với một Bên và được phép treo cờ của Bên đó;

(h) một hàng hóa được sản xuất từ các loại ​​hàng hoá nêu tại điểm (g) trên một tàu chế biến thủy sản được đăng ký, niêm yết với một Bên và được phép treo cờ của Bên đó;

(i) một hàng hóa khác ngoài cá, động vật có vỏ và các sinh vật biển khác do một Bên hoặc một người của một Bên bắt từ đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy bên ngoài lãnh thổ của các Bên, và ngoài phạm vi mà các nước ngoài khối TPP thực hiện quyền tài phán với điều kiện Bên đó hoặc người của Bên đó có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy theo luật pháp quốc tế;

(j) là một trong các loại sau:

(i) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ sản xuất trong lãnh thổ đó; hoặc

(ii) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ hàng đã qua sử dụng thu thập trong lãnh thổ đó, với điều kiện những mặt hàng này chỉ phù hợp cho việc thu hồi nguyên liệu thô;

(k) một hàng hóa sản xuất trong lãnh thổ đó hoàn toàn từ các loại hàng hóa nêu trong các điểm từ (a) đến (j), hoặc từ các dẫn xuất của chúng.

 

Điều 3.4: Quy định đối với nguyên liệu được thu hồi sử dụng trong tái sản xuất hàng hóa

1.         Mỗi Bên quy định rằng một nguyên liệu được thu hồi trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên được xem như có xuất xứ khi nguyên liệu đó được sử dụng trong quá trình tái sản xuất hàng hóa hoặc cấu thành hàng tái sản xuất.

2.    Để giải thích rõ hơn:

(a) một hàng hóa tái sản xuất là chỉ được xem là có xuất xứ nếu thỏa mãn các điều kiện tại Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ); và

(b) một nguyên liệu được thu hồi không được sử dụng cho tái sản xuất hàng hóa hoặc cấu thành hàng hóa tái sản xuất chỉ được xem là có xuất xứ nếu thỏa mản các điều kiện tại Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ).

 

Điều 3.5: Hàm lượng giá trị khu vực

1.           Mỗi Bên quy định một yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực (RVC) quy định tại Chương này, bao gồm các phụ lục liên quan, để xác định xem một hàng hóa có xuất xứ hay không. Hàm lượng giá trị khu vực được tính như sau:

a) Phương pháp giá trị tập trung: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ được nêu:

RVC

=

giá trị hàng hóa - FVNM

x

100

Giá trị hàng hóa

b) Phương pháp “build-down”: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ

RVC

=

giá trị hàng hóa - VNM

x

100

Giá trị hàng hóa

b) Phương pháp “build-up”: dựa trên giá trị nguyên liệu có xuất xứ

RVC

=

VOM

x

100

Giá trị hàng hóa

hoặc

d) Phương pháp chi phí ròng (chỉ áp dụng cho ô tô)

RVC

=

NC - VNM

x

100

NC

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực (regional value content) của hàng hóa, tính bằng phần trăm;

VNM là giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ (value of non-originating materials), bao gồm nguyên liệu không rõ xuất xứ, sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa;

NC là chi phí ròng (net cost) của hàng hóa được xác định theo điều 3.9 (Chi phí ròng);

FVNM là giá trị nguyên liệu không có xuất xứ, bao gồm cả nguyên liệu không rõ nguồn gốc quy định trong quy tắc cụ thể theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) và được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Để giải thích rõ hơn, nguyên liệu không có xuất xứ không được nêu trong quy tắc cụ thể theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) không được dùng để xác định FVNM; và

VOM  là giá trị của các nguyên liệu có xuất xứ (value of originating materials) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên.

2.         Mỗi Bên quy định rằng tất cả các chi phí cho việc tính toán hàm lượng giá trị khu vực được hạch toán và duy trì theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung áp dụng trong lãnh thổ của Bên  sản xuất ra hàng hóa đó.

 

Điều 3.6: Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất

1.         Mỗi Bên quy định rằng nếu một nguyên liệu không có xuất xứ được dùng để tiếp tục sản xuất nhằm thỏa mãn các điều kiện của Chương này thì nguyên liệu được coi là có xuất xứ khi xác định tình trạng xuất xứ của hàng hóa được sản xuất sau đó, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất của hàng hóa hay không.

2.           Mỗi Bên quy định rằng nếu một nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất một loại hàng hóa thì các giá trị sau được coi là hàm lượng có xuất xứ khi xác định hàng hóa đó có thỏa mãn điều kiện về hàm lượng giá trị khu vực hay không:

(a) giá trị của việc chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên; và

(b) giá trị của một nguyên liệu có xuất xứ bất kỳ được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên.

 

Điều 3.7: Giá trị nguyên liệu sử dụng trong sản xuất

Mỗi Bên quy định rằng trong phạm vi của Chương này, giá trị của một nguyên liệu:

(a) đối với một loại nguyên liệu do nhà sản xuất hàng hóa nhậu khẩu: là giá trị giao dịch của nguyên liệu đó tại thời điểm nhập khẩu, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế;

(b) đối với một loại nguyên liệu thu được trong lãnh thổ mà tại đó hàng hóa được sản xuất:

(i) giá do nhà sản xuất thanh toán tại Bên có trụ sở của nhà sản xuất;

(ii) giá trị được xác định đối với một nguyên liệu nhập khẩu tại điểm (a); hoặc

(iii) mức giá có thể xác định đầu tiên đã được trả hoặc phải trả trong lãnh thổ của Bên đó; hoặc

(c) đối với nguyên liệu tự sản xuất:

(i) tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nguyên liệu, trong đó bao gồm chi phí chung; và

(ii) một khoản tiền tương đương với lợi nhuận tạo ra trong quy trình thương mại thông thường, hoặc bằng với lợi nhuận từ việc bán hàng hoá cùng loại với loại nguyên liệu tự sản xuất đang được định giá.

 

Điều 3.8: Điều chỉnh giá trị nguyên liệu

1.         Mỗi Bên quy định rằng đối với một nguyên liệu có xuất xứ, các chi phí sau đây có thể được thêm vào các giá trị của nguyên liệu nếu chưa được đưa vào theo Điều 3.7 (Giá trị của nguyên liệu dùng trong sản xuất):

(a) chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí phát sinh khác để vận chuyển nguyên liệu đến vị trí của nhà sản xuất ra hàng hóa;

(b) các loại thuế và phí dịch vụ hải quan đối với nguyên liệu được thanh toán trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, trừ các loại thuế được miễn, được hoàn, chưa hoàn, hoặc có thể thu hồi dưới dạng khác, trong đó bao gồm  thuế được khấu trừ hoặc thuế đã nộp hoặc phải nộp; và

(c) chi phí của chất thải và sự hư hỏng do việc sử dụng của nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ giá trị của phế liệu có thể tái sử dụng hoặc phụ phẩm.

2.         Mỗi Bên quy định rằng đối với một nguyên liệu không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không rõ xuất xứ, các chi phí sau đây có thể được khấu trừ từ giá trị của nguyên liệu:

(a) chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến vị trí của nhà sản xuất ra hàng hóa;

(b) các loại thuế và phí dịch vụ hải quan đối với nguyên liệu được thanh toán trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, trừ các loại thuế được miễn, được hoàn, chưa hoàn, hoặc có thể thu hồi, trong đó bao gồm tín dụng đối với thuế hoặc thuế đã nộp hoặc phải nộp; và

(c) chi phí của chất thải và sự hư hỏng do việc sử dụng của nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ giá trị của phế liệu có thể tái sử dụng hoặc phụ phẩm.

3.         Nếu một chi phí được liệt kê tại khoản 1 hoặc 2 là không xác định, hoặc không có tài liệu chứng minh cho việc điều chỉnh chi phí, thì không được phép điều chỉnh chi phí đó.

 

Điều 3.9: Chi phí ròng

1.          Nếu Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) có nêu rõ một yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực để xác định xem sản phẩm ô tô của các phân nhóm từ 8407.31 đến 8407.34, 8408.20, nhóm 84.09, các nhóm từ 87.01 đến 87.08 hoặc nhóm 87.11 có xuất xứ hay không, mỗi Bên quy định rằng yêu cầu để xác định xuất xứ của mặt hàng đó dựa trên các Phương pháp chi phí ròng được tính như quy định tại Điều 3.5 (Hàm lượng giá trị khu vực).

2.          Trong phạm vi của Điều này:

(a) chi phí ròng là tổng chi phí trừ chi phí khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép đã tính trong tổng chi phí; và

(b) chi phí ròng của hàng hóa là chi phí ròng có thể được phân bổ một cách hợp lý cho hàng hóa đó theo một trong các phương pháp sau đây:

(i) tính tổng chi phí đối với toàn bộ sản phẩm ô tô do được sản xuất bởi nhà sản xuất đó trừ chi phí khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép đã tính trong tổng chi phí của tất cả các hàng hóa này, và sau đó phân bổ chi phí ròng tính được của các hàng hóa này cho hàng hóa đó một cách hợp lý;

(ii) tính tổng chi phí đối với toàn bộ sản phẩm ô tô do được sản xuất bởi nhà sản xuất đó, phân bổ tổng chi phí cho hàng hóa đó một cách hợp lý, sau đó trừ chi phí khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép đã tính trong một phần của tổng chi phí được phân bổ cho hàng hóa đó; hoặc

(ii) phân bổ một cách hợp lý từng chi phí trong tổng chi phí phát sinh đối với hàng hóa đó sao cho tổng các chi phí này không bao gồm chi phí khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, tiền bản quyền, phí vận chuyển và đóng gói, và chi phí lãi suất không cho phép, với điều kiện việc phân bổ của tất cả những chi phí này phù hợp với các quy định về phân bổ hợp lý chi phí của nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.

3.           Mỗi Bên quy định rằng, trong phạm vi của phương pháp chi phí ròng đối với xe cơ giới thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.06 hoặc nhóm 87.11, kết quả có thể là giá trị trung bình trong năm tài chính của nhà sản xuất sử dụng một trong các chủng loại sau, trên cơ sở tất cả các loại xe cơ giới cùng chủng loại, hoặc chỉ có những loại xe cơ giới thuộc chủng loại đó được xuất khẩu đến lãnh thổ của một Bên khác:

(a) cùng một đời xe (model line) thuộc cùng một loại xe (class) được sản xuất tại cùng một nhà máy trong lãnh thổ của một Bên;

(b) cùng một loại xe được sản xuất tại cùng một nhà máy trong lãnh thổ của một Bên;

(c) cùng một đời xe được sản xuất trong lãnh thổ của một Bên; hoặc

(d) một chủng loại khác do các Bên quyết định.

4.          Mỗi Bên quy định rằng, trong phạm vi của phương pháp chi phí ròng tại các khoản 1 và 2, đối với nguyên liệu ô tô thuộc các phân nhóm từ 8407.31 đến 8407.34, 8408.20, nhóm 84.09, 87.06,  87.07, hoặc 87.08, được sản xuất trong cùng một nhà máy, giá trị trung bình có thể được tính:

(a) cho năm tài chính của nhà sản xuất xe mua hàng hóa đó;

(b) cho một quý hoặc tháng bất kỳ; hoặc

(c) cho năm tài chính của nhà sản xuất nguyên liệu ô tô, với điều kiện hàng hóa đó được sản xuất trong năm tài chính, quý, hoặc tháng làm cơ sở cho việc tính toán, trong đó:

(i) giá trị trung bình tại điểm (a) được tính riêng cho những hàng hoá bán cho một hoặc nhiều nhà sản xuất xe; hoặc

(ii) giá trị trung bình tại điểm (a) hoặc (b) được tính riêng cho những hàng hóa được xuất khẩu sang lãnh thổ của Bên kia.

5.         Trong phạm vi của Điều này:

(a) loại xe (class) là một trong các loại xe cơ giới sau:

(i) xe cơ giới được phân loại theo phân nhóm 8701.20, xe cơ giới dùng để chở 16 người trở lên thuộc phân nhóm 8702.10 hoặc 8702.90, và xe cơ giới thuộc phân nhóm 8704.10, 8704.22, 8704.23, 8704.32 hoặc 8704.90, nhóm 87.05 hoặc 87.06;

(ii) xe cơ giới thuộc phân nhóm 8701.10 hoặc các phân nhóm từ 8701.30 đến 8701.90;

(iii) xe cơ giới dùng để chở 15 người hoặc ít hơn thuộc phân nhóm 8702.10 hoặc 8702.90, và xe cơ giới thuộc phân nhóm 8704.21 hoặc 8704.31;

(iv) xe cơ giới thuộc các phân nhóm từ 8703.21 đến 8703.90; hoặc

(v) xe cơ giới thuộc nhóm 87.11.

(b) đời xe (model line) là một nhóm xe cơ giới có cùng một nền tảng hoặc tên đời;

(c) chi phí lãi suất không được phép là chi phí lãi vay một nhà sản xuất phải chịu vượt quá 700 điểm cơ bản trên lợi tức từ nghĩa vụ nợ có kỳ hạn tương tự do chính quyền cấp trung ương của Bên có trụ sở của nhà sản xuất ban hành;

(d) phân bổ hợp lý là phân bổ theo một cách phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

(e) tiền bản quyền là các khoản thanh toán dưới mọi hình thức, bao gồm cả các khoản thanh toán theo thỏa thuận về hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thoả thuận tương tự, cho việc sử dụng hoặc quyền sử dụng bản quyền; tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; bằng sáng chế; thương hiệu; thiết kế; kiểu dáng; kế hoạch; công thức hoặc quy trình bí mật, không bao gồm các khoản chi trả theo thỏa thuận về hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thoả thuận tương tự mà có thể liên quan đến các dịch vụ cụ thể như:

(i) đào tạo nhân sự, không phân biệt nơi đào tạo; hoặc

(ii) thiết kế kỹ thuật, gia công, đặt khuôn, thiết kế phần mềm và các dịch vụ máy tính tương tự hoặc các dịch vụ khác được thực hiện trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên;

 (f) chi phí  khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi là các chi phí sau đây liên quan đến việc khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi:

(i) khuyến mãi và tiếp thị; quảng cáo trên truyền thông; quảng cáo và nghiên cứu thị trường; tài liệu quảng cáo và trình diễn; vật trưng bày; hội nghị bán hàng, triển lãm và hội nghị thương mại; băng rôn; trưng bày tiếp thị; hàng mẫu miễn phí; tài liệu bán hàng, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi (brochure, catalog, tài liệu kỹ thuật, bảng giá, hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các thông tin hỗ trợ bán hàng); lập và bảo hộ logo và thương hiệu; tài trợ; phí bổ sung hàng bán sỉ và bán lẻ; và giải trí;

(ii) ưu đãi về bán hàng và  tiếp thị; giảm giá đối với người tiêu dùng, người bán lẻ hoặc bán sỉ; và các ưu đãi về hàng hóa;

(iii) tiền lương, tiền công; tiền hoa hồng bán hàng; tiền thưởng; phúc lợi (y tế, bảo hiểm hoặc trợ cấp hưu trí); chi phí du lịch và chi phí sinh hoạt; quyền thành viên và chi phí chuyên môn cho nhân sự phụ trách khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi;

(iv) chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên phụ trách khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, chi phí đào tạo hậu mãi cho nhân viên của khách hàng, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

(v) bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hoá;

(vi) vật tư văn phòng phục vụ khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

(vii) điện thoại, email và thông tin liên lạc khác, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

(viii) tiền thuê và khấu hao văn phòng và trung tâm phân phối phục vụ khuyến mãi,  tiếp thị, và dịch vụ hậu mãi;

(ix) bảo hiểm tài sản, các khoản thuế, chi phí điện nước, sửa chữa và bảo trì cho văn phòng và trung tâm phân phối phục vụ khuyến mãi,  tiếp thị, và dịch vụ hậu mãi, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi,  tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất; và

(x) các khoản thanh toán về sửa chữa bảo hành của nhà sản xuất cho người khác;

(g) chi phí vận chuyển và đóng gói là các chi phí phát sinh để đóng gói một hàng hóa để vận chuyển đưa hàng hóa từ điểm giao hàng trực tiếp đến với người mua, không bao gồm các chi phí chuẩn bị và đóng gói hàng hóa để bán lẻ; và

(h) tổng chi phí là tất cả các chi phí sản phẩm, chi phí thời gian và các chi phí khác cho một hàng hóa phát sinh trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên, trong đó:

(i) chi phí sản phẩm là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra hàng hoá, bao gồm giá trị nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp và  chi thường xuyên;

(ii) chi phí thời gian là các chi phí ngoài chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ như chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý; và

(iii) chi phí khác là tất cả các chi phí được hạch toán trong sổ sách của nhà sản xuất mà không phải chi phí sản phẩm hoặc chi phí thời gian, như tiền lãi.

Tổng số chi phí không bao gồm lợi nhuận nhà sản xuất thu được, bất kể lợi nhuận đó được nhà sản xuất giữ lại hay chi trả cho người khác dưới dạng cổ tức, [chỗ này thêm dấu phẩy] hoặc thuế trên các khoản lợi nhuận đó, bao gồm cả thuế tăng vốn.

 

Điều 3.10: Tích lũy

1.         Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa là có xuất xứ nếu hàng hóa đó được sản xuất trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên bởi một hoặc nhiều nhà sản xuất, với điều kiện hàng hóa đó thỏa mãn các điều kiện tại Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ) và tất cả các điều kiện có hiệu lực khác tại Chương này.

2.         Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa hoặc nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều Bên được sử dụng để sản xuất một loại hàng hóa khác trong lãnh thổ của một Bên khác được xem là có xuất xứ tại lãnh thổ của Bên đó.

3.         Mỗi Bên quy định rằng việc sản xuất sử dụng một nguyên liệu không có xuất xứ trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên bởi một hoặc nhiều nhà sản xuất có thể đóng góp vào hàm lượng có xuất xứ của một hàng hóa khi xác định nguồn gốc của hàng hóa đó, bất kể lượng hàng sản xuất được có đủ để nguyên liệu được xem là có xuất xứ hay không.

 

Điều 3.11: Hàm lượng không đáng kể

1.         Trừ trường hợp quy định tại Phụ lục 3-C (Ngoại lệ đối với Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể)), mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa có chứa các loại nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng thay đổi về yêu cầu phân loại thuế quan quy định tại Phụ lục 3 D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) cho hàng hóa vẫn được xem là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các nguyên liệu này không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa đó như quy định tại Điều 3.1 (Giải thích từ ngữ) và thỏa mãn tất cả các điều kiện liên quan khác trong Chương này.

2.         Khoản 1 chỉ áp dụng khi sử dụng một loại nguyên liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất một hàng hóa khác.

3.         Nếu một hàng hóa mô tả trong khoản 1 cũng phải tuân thủ yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực, giá trị của những nguyên liệu không có xuất xứ phải được tính vào giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ đối với yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực  được áp dụng.

4.         Đối với một mặt hàng dệt may, ​​Điều 4.2 (Quy tắc xuất xứ và vấn đề liên quan) được áp dụng thay cho khoản 1.

 

Điều 3.12: Nguyên liệu hoặc hàng hóa thay thế

Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa hoặc nguyên liệu thay thế được coi là có xuất xứ dựa trên:

(a) sự khác biệt về vật lý của từng hàng hóa hoặc nguyên liệu thay thế; hoặc

(b) một phương pháp quản lý hàng tồn kho được công nhận trong Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung nếu hàng hóa hoặc nguyên liệu thay thế được trộn lẫn, với điều kiện phương pháp quản lý hàng tồn kho được chọn sẽ được sử dụng trong suốt năm tài chính của người lựa chọn.

 

Điều 3.13: Phụ kiện, phụ tùng, công cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác

1.    Mỗi Bên quy định rằng:

(a) khi xác định liệu một hàng hóa có xuất xứ thuần túy hay không, hoặc thỏa mãn một quy trình hoặc thay đổi về yêu cầu phân loại thuế quan quy định tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng), các loại phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác được mô tả trong khoản 3 sẽ không được xét đến; hoặc

(b) khi xác định một hàng hóa có đáp ứng yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực hay không, giá trị của các linh kiện, phụ tùng, dụng cụ hoặc tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác được mô tả trong khoản 3 được xem như nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy trường hợp cụ thể, khi tính toán hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa.

2.         Mỗi Bên quy định rằng các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác được mô tả trong đoạn 3 có tình trạng xuất xứ của hàng hóa được giao kèm.

3.         Trong phạm vi Điều này, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn và thông tin khác được xem xét khi:

(a) các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu hướng dẫn và thông tin này được phân loại, giao cùng với hàng hóa, nhưng không được xuất hóa đơn riêng biệt; và

(b) chủng loại, số lượng, và giá trị của các phụ kiện, phụ tùng, công cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin không có gì bất thường đối với hàng hóa đó.

 

Điều 3.14: Nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng cho bán lẻ

1.         Mỗi Bên quy định rằng các nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng để chứa đựng hàng hóa để bán lẻ, nếu phân loại theo hàng hóa, không ảnh hưởng đến việc xác định tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa có đáp ứng quy trình áp dụng hoặc thay đổi về yêu cầu phân loại thuế quan quy định tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) hay không, hoặc hàng hóa có xuất xứ thuần túy hay không.

2.         Mỗi Bên quy định rằng nếu một mặt hàng phải tuân thủ yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực, giá trị của các nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng để chứa đựng hàng hóa để bán lẻ, nếu phân loại theo hàng hóa đó, được xem là có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy trường hợp cụ thể, khi tính toán hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa.

 

Điều 3.15: Nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng cho vận chuyển

Mỗi Bên quy định rằng các nguyên liệu đóng gói và vật chứa dùng vận chuyển không ảnh hưởng đến việc xác định một mặt hàng có xuất xứ hay không.

 

Điều 3.16: Nguyên liệu gián tiếp

Mỗi Bên quy định rằng một nguyên liệu gián tiếp được coi là có xuất xứ bất kể nơi nguyên liệu đó được sản xuất.

 

Điều 3.17:  Bộ sản phẩm

1.         Mỗi Bên quy định rằng đối với một bộ sản phẩm được phân loại dựa theo quy tắc 3(a) hoặc (b) của Quy tắc giải thích chung của Hệ thống hài hoà, tình trạng xuất xứ của bộ sản phẩm được xác định theo quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng áp dụng đối với bộ sản phẩm đó.

2.         Mỗi Bên quy định rằng đối với một bộ sản phẩm được phân loại dựa theo quy tắc 3(c) của Quy tắc giải thích chung của Hệ thống hài hoà, bộ sản phẩm chỉ được xem là có xuất xứ nếu từng mặt hàng trong bộ sản phẩm đều có xuất xứ và cả bộ sản phẩm lẫn hàng hoá đều đáp ứng các yêu cầu khác có liên quan của Chương này.

3.         Bất kể quy định tại khoản 2, một bộ sản phẩm được phân loại dựa theo quy tắc  3(c) của Quy tắc giải thích chung của Hệ thống hài hoà được xem là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các hàng hóa không có xuất xứ trong bộ sản phẩm không vượt quá 10% giá trị của cả bộ.

4.   Trong phạm vi khoản 3, giá trị của hàng hoá không có xuất xứ trong một bộ sản phẩm và giá trị của cả bộ sản phẩm được tính tương tự như giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ và giá trị của hàng hóa.

 

Điều 3.18: Quá cảnh và trung chuyển

1.         Mỗi Bên quy định rằng một hàng hóa có xuất xứ được giữ nguyên tình trạng xuất xứ nếu hàng hóa đó đã được vận chuyển đến Bên nhập khẩu không qua lãnh thổ của một nước ngoài khối TPP.

2.         Mỗi Bên quy định rằng nếu một hàng hóa có xuất xứ được vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước ngoài khối TPP, tình trạng xuất xứ của hàng hóa được giữ nguyên với điều kiện hàng hóa đó:

(a) không được sử dụng trong bất kỳ hoạt động nào bên ngoài lãnh thổ của các Bên ngoài: dỡ hàng; xếp hàng trở lại; tách từ một lô hàng rời; lưu trữ; ghi nhãn hoặc ký đánh dấu theo yêu cầu của Bên nhập khẩu; hoặc một hoạt động khác cần thiết để bảo vệ hàng hóa trong tình trạng tốt hoặc để vận chuyển đến lãnh thổ của Bên nhập khẩu; và

(b) vẫn nằm trong sự kiểm soát của cơ quan hải quan trong lãnh thổ của một nước ngoài khối TPP.

 

Phần B: Thủ tục xuất xứ

 

Điều 3.19: Áp dụng thủ tục xuất xứ

Trừ trường hợp tại Phụ lục 3-A (Thỏa thuận khác) có quy định khác, mỗi Bên phải áp dụng các thủ tục trong mục này.

 

Điều 3.20: Yêu cầu hưởng ưu đãi

1.      Trừ trường hợp tại Phụ lục 3-A (Thỏa thuận khác) có quy định khác, mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu có thể làm đơn xin ưu đãi thuế quan dựa trên chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhập khẩu lập 2 3.

2.      Một Bên nhập khẩu có thể:

(a) yêu cầu một nhà nhập khẩu đã hoàn thành giấy chứng nhận xuất xứ cung cấp tài liệu hoặc thông tin khác để hỗ trợ việc xác nhận;

(b) ban hành trong pháp luật của mình các điều kiện mà nhà nhập khẩu phải đáp ứng để lập một giấy chứng nhận xuất xứ;

(c) trường hợp một nhà nhập khẩu không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm (b), cấm nhà nhập khẩu đó sử  dụng chứng nhận của mình như một cơ sở để yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan; hoặc

(d) trường hợp một yêu hưởng cầu ưu đãi thuế quan được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do một nhà nhập khẩu lập, cấm nhà nhập khẩu đó đưa ra các yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan tiếp theo đối với cùng một đợt nhập khẩu dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất lập.

3.      Mỗi Bên quy định rằng một giấy chứng nhận xuất xứ:

(a) không cần phải tuân theo một mẫu quy định sẵn;

(b) phải được lập bằng văn bản, bao gồm định dạng điện tử;

(c) nêu rõ hàng hóa phải đồng thời có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu của Chương này; và

(d) có chứa một tập hợp các dữ liệu yêu cầu tối thiểu quy định tại Phụ lục 3-B (Yêu cầu dữ liệu tối thiểu).

4.      Mỗi Bên quy định rằng một giấy chứng nhận xuất xứ có thể áp dụng đối với:

(a) một lô hàng duy nhất của một mặt hàng vào lãnh thổ của một Bên; hoặc

(b) nhiều lô hàng của hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian quy định trong giấy chứng nhận xuất xứ, nhưng không quá 12 tháng.

5.      Mỗi Bên quy định rằng một chứng nhận xuất xứ có hiệu lực trong một năm kể từ ngày cấp hoặc một thời hạn dài hơn theo quy định của pháp luật của Bên nhập khẩu.

6.        Mỗi Bên cho phép một nhà nhập khẩu nộp một giấy chứng nhận xuất xứ bằng tiếng Anh. Nếu ngôn ngữ của giấy chứng nhận xuất xứ không phải tiếng Anh, Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu phải nộp một bản dịch sang ngôn ngữ của Bên nhập khẩu.

 

Điều 3.21: Cơ sở của một giấy chứng nhận xuất xứ

1.         Mỗi Bên quy định rằng nếu một nhà sản xuất xác nhận xuất xứ của một hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được lập trên cơ sở của nhà sản xuất có thông tin rằng hàng hóa có xuất xứ.

2.         Mỗi Bên quy định rằng nếu nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất của hàng hóa, một giấy chứng nhận xuất xứ có thể được lập bởi các nhà xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở:

(a) nhà xuất khẩu có thông tin là hàng có xuất xứ; hoặc

(b) thông tin của nhà sản xuất rằng hàng hóa có xuất xứ có thể tin cậy được (một cách hợp lý).

3.         Mỗi Bên quy định rằng một giấy chứng nhận xuất xứ có thể được lập bởi nhà nhập khẩu của hàng hóa trên cơ sở:

(a) nhà nhập khẩu có tài liệu chứng minh hàng hóa có xuất xứ; hoặc

(b) tài liệu chứng minh hàng hóa có xuất xứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp có thể tin cậy được (một cách hợp lý).

4.         Để giải thích rõ hơn, khoản 1 hoặc 2 không có nghĩa là một Bên được phép yêu cầu một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất lập một giấy chứng nhận xuất xứ hoặc cung cấp một giấy chứng nhận xuất xứ cho người khác.

 

Điều 3.22: Các sai lệch

Mỗi Bên quy định rằng Bên đó sẽ không từ chối một giấy chứng nhận xuất xứ vì có lỗi hoặc sai lệch nhỏ trong giấy chứng nhận xuất xứ.

 

Điều 3.23: Miễn giấy chứng nhận xuất xứ

1.         Không Bên nào được yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ nếu:

(a) giá trị hải quan nhập khẩu không vượt quá  US $1000 hoặc số tiền tương đương bằng đồng tiền của Bên nhập khẩu hoặc một số tiền lớn hơn do Bên nhập khẩu quy định; hoặc

(b) Bên nhập khẩu không yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa đó hoặc nhà nhập khẩu được Bên nhập khẩu miễn xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ, với điều kiện việc nhập khẩu không là một phần của một chuỗi nhập khẩu liên tiếp được thực hiện hoặc sắp đặt nhằm mục đích né tránh quy định pháp luật của Bên nhập khẩu về yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.

 

Điều 3.24: Nghĩa vụ liên quan đến nhập khẩu

1.         Trừ trường hợp Chương này có quy định khác, mỗi Bên quy định để yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu phải:

(a) lập một tờ khai 4 rằng hàng hóa thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa có xuất xứ;

(b) sở hữu một giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ tại thời điểm lập tờ khai nêu tại điểm (a);

(c) cung cấp một bản sao của giấy chứng nhận xuất xứ cho Bên nhập khẩu nếu được yêu cầu; và

(d) cung cấp các tài liệu liên quan như chứng từ vận tải hoặc chứng từ hải quan hoặc lưu trữ (trong trường hợp lưu trữ hàng  hóa) nếu một Bên yêu cầu để chứng minh rằng các yêu cầu tại Điều 3.18 (Quá cảnh và trung chuyển) đã được thỏa mãn.

2.         Mỗi Bên quy định rằng nếu nhà nhập khẩu có lý do để tin rằng việc giấy chứng nhận xuất xứ được dựa trên những thông tin sai lệch mà có thể ảnh hưởng đến tính chính xác hoặc tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ, nhà nhập khẩu đó phải đính chính tài liệu nhập khẩu, nộp thuế hải quan và tiền phạt còn nợ, nếu có.

3.         Bên nhập khẩu không được xử phạt một nhà nhập khẩu vì lập một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan không hợp lệ nếu nhà nhập khẩu đó  tự phát hiện yêu cầu đó không hợp lệ trước khi Bên nhập khẩu phát hiện, tự giác điều chỉnh yêu cầu và nộp các loại thuế áp dụng trong các trường hợp quy định tại pháp luật của Bên nhập khẩu.

 

Điều 3.25: Nghĩa vụ liên quan đến xuất khẩu

1.           Mỗi Bên quy định rằng một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình sau khi lập xong một giấy chứng nhận xuất xứ phải nộp bản sao giấy chứng nhận xuất xứ đó cho Bên xuất khẩu theo yêu cầu của Bên xuất khẩu.

2.         Mỗi Bên có thể quy định một giấy chứng nhận xuất xứ không đúng sự thật hoặc thông tin không đúng sự thật khác do một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp trong lãnh thổ của mình nhằm chứng minh một mặt hàng xuất khẩu vào lãnh thổ của một Bên khác là có xuất xứ có những hậu quả pháp lý tương tự như nhà nhập khẩu trong lãnh thổ của Bên đó (với một số điều chỉnh phù hợp) khi kê khai hoặc trình bày không đúng sự thật liên quan đến việc nhập khẩu.

3.         Mỗi Bên quy định rằng nếu một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình đã cung cấp một giấy chứng nhận xuất xứ và có lý do để tin rằng giấy chứng nhận đó có hoặc được lập dựa vào những thông tin không chính xác, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phải thông báo ngay bằng văn bản cho những người và những Bên đã được nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ đó về mọi thay đổi có thể ảnh hưởng đến tính chính xác hoặc tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ.

 

Điều 3.26: Yêu cầu lưu trữ hồ sơ

1.         Mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan cho một hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên mình phải lưu trữ các tài liệu sau ít nhất 05 năm kể từ ngày nhập khẩu:

(a) các tài liệu liên quan đến việc nhập khẩu, bao gồm cả giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở cho yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan; và

(b) tất cả các hồ sơ cần thiết để chứng minh là hàng có xuất xứ và thỏa điều kiện ưu đãi thuế quan, nếu yêu cầu được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do nhà nhập khẩu lập.

2.         Mỗi Bên quy định rằng một nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của mình khi cấp một giấy chứng nhận xuất xứ phải lưu trữ tất cả các hồ sơ cần thiết để chứng minh hàng hóa được cấp giấy chứng nhận xuất xứ là có xuất xứ ít nhất 05 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận xuất xứ [chuyển vế này lên phía trước]. Mỗi Bên phải nỗ lực để công khai thông tin về các loại các hồ sơ mà có thể được sử dụng để chứng minh hàng hóa có xuất xứ.

3.         Mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình có thể lựa chọn lưu trữ các hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 dưới bất kỳ hình thức nào miễn là có thể truy xuất kịp thời, bao gồm các định dạng điện tử, quang học, từ tính hoặc bằng văn bản quy định pháp luật của mình.

 

Điều 3.27: Xác nhận xuất xứ

1.         Nhằm mục đích xác định một hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của mình có xuất xứ hay không, Bên nhập khẩu có thể tiến hành xác minh yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan bất kỳ theo một hoặc một số hình thức sau5:

(a) Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà nhập khẩu hàng hóa;

(b) văn bản yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hoá;

(c) xác nhận trực tiếp tại cơ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hoá;

(d) đối với hàng dệt may, là các thủ tục quy định tại Điều 4.6 (Xác minh); hoặc

(e) Các thủ tục khác do Bên nhập khẩu và Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất quyết định.

2.         Bên nhập khẩu khi tiến hành xác minh phải nhận thông tin trực tiếp từ nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

3.          Nếu một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất lập và, khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của Bên nhập khẩu theo khoản 1(a), nhà nhập khẩu không cung cấp thông tin cho Bên nhập khẩu hoặc những thông tin được cung cấp không đủ để chứng minh yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan, Bên nhập khẩu sẽ yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo khoản 1(b) hoặc 1(c) trước khi từ chối yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan. Bên nhập khẩu phải hoàn thành việc xác minh, bao gồm tất cả các yêu cầu bổ sung cho nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo khoản 1(b) hoặc 1(c), trong thời hạn quy định tại khoản 6(e). 6

4.         Văn bản đề nghị cung cấp thông tin hoặc xác minh tại trụ sở theo các khoản từ 1(a) đến 1(c) phải:

(a) được lập bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia của người nhận yêu cầu;

(b) bao gồm danh tính của cơ quan nhà nước lập yêu cầu;

(c) nêu rõ lý do yêu cầu, bao gồm các vấn đề cụ thể mà Bên yêu cầu đang tìm cách giải quyết thông qua việc xác minh;

(d) bao gồm đầy đủ thông tin để nhận dạng hàng hóa đang được xác minh;

(e) bao gồm một bản sao của thông tin liên quan đến hàng hóa được cung cấp, bao gồm giấy chứng nhận xuất xứ; và

(f) trong trường hợp xác minh tại trụ sở, yêu cầu có sự đồng ý bằng văn bản của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sở hữu trụ sở nơi việc xác minh được tiến hành, và nêu rõ ngày và địa điểm dự kiến, và mục đích cụ thể của việc xác minh tại trụ sở.

5.         Bên nhập khẩu khi tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 1(b) hoặc 1(c) phải thông báo cho nhà nhập khẩu việc xác minh được tiến hành.

6.         Trong trường hợp xác minh theo các khoản từ 1(a) đến 1(c), Bên nhập khẩu phải:

(a) bảo đảm rằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin (hoặc các tài liệu được rà soát trong quá trình xác minh tại trụ sở) được giới hạn trong phạm vi các thông tin và tài liệu để xác định hàng hóa có xuất xứ hay không;

(b) mô tả các thông tin hoặc tài liệu hướng với đầy đủ chi tiết để nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất xác định các thông tin và tài liệu cần thiết để đáp ứng;

(c) cho phép nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có ít nhất là 30 ngày để trả lời kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cung cấp thông tin theo khoản 1(a) hoặc 1(b);

(d) cho phép nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh tại trụ sở theo khoản 1(c); và

(e) đưa ra quyết định sau khi xác minh càng sớm càng tốt và không chậm hơn 90 ngày sau khi nhận được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định, bao gồm các thông tin nhận được theo khoản 9 (nếu có), và không quá 365 ngày sau ngày đầu tiên yêu cầu thông tin hoặc hành động khác theo khoản 1. Nếu pháp luật trong nước cho phép, một Bên có thể kéo dài thời hạn 365 ngày trong trường hợp đặc biệt, như trường hợp thông tin kỹ thuật có liên quan rất phức tạp.

7.          Một Bên nhập khẩu khi lập một yêu cầu xác minh theo khoản 1(b) thì, theo yêu cầu của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và phù hợp với luật pháp và các quy định của Bên nhập khẩu, phải thông báo cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Các Bên liên quan sẽ quyết định cách thức và thời gian thông báo yêu cầu xác minh cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Ngoài ra, theo yêu cầu của Bên nhập khẩu, Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể hỗ trợ trong quá trình xác minh nếu thấy cần thiết và phù hợp với luật pháp và các quy định của mình. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm việc cung cấp một đầu mối liên lạc cho phục vụ cho việc xác minh, thu thập thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thay cho Bên nhập khẩu, hoặc các hoạt động khác giúp cho Bên nhập khẩu có thể xác định hàng hóa có xuất xứ hay không. Bên nhập khẩu không được từ chối yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan chỉ vì lý do Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không hỗ trợ theo yêu cầu.

8.         Bên nhập khẩu khi tiến hành xác minh theo khoản 1(c) phải thông báo cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo thời gian ghi trên yêu cầu xác minh tại trụ sở và tạo điều kiện cho công chức của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đi cùng trong quá trình xác minh.

9.         Trước khi ra quyết định bằng văn bản, Bên nhập khẩu có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin trực tiếp cho mình và, nếu Bên nhập khẩu có ý định từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan, cho phép những đối tượng này ít nhất 30 ngày để cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến xuất xứ của hàng hóa.

10.       Bên nhập khẩu có trách nhiệm:

(a) cung cấp cho nhà nhập khẩu một quyết bằng văn bản về việc hàng hóa có xuất xứ hay không, bao gồm cơ sở cho việc ra quyết định; và

(b) cung cấp cho các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin trong quá trình xác minh hoặc đã xác nhận hàng hóa có xuất xứ kết quả xác minh và lý do.

11.       Trong quá trình xác minh, Bên nhập khẩu phải cho phép giải phóng hàng hóa tùy thuộc vào tình hình nộp thuế hoặc cung cấp bảo đảm theo quy định pháp luật của mình. Nếu sau khi xác minh, Bên nhập khẩu xác định rằng hàng hóa có xuất xứ, Bên nhập khẩu sẽ cho hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan và hoàn trả các khoản thuế nộp thừa hoặc các khoản đảm bảo, trừ trường hợp khoản bảo đảm có liên quan đến các nghĩa vụ khác.

12.       Nếu việc xác minh các hàng hoá giống hệt do một Bên tiến hành cho thấy các tuyên bố của một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất rằng hàng hóa nhập khẩu vào Bên đó là có xuất xứ có xu hướng sai sự thật hoặc không có cơ sở, Bên đó có quyền không áp dụng ưu đãi thuế quan cho hàng hoá giống hệt được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc sản xuất bởi đối tượng đó cho đến khi đối tượng đó chứng mình rằng hàng hoá giống hệt cũng thỏa điều kiện có xuất xứ. Trong phạm vi khoản này, "hàng hoá giống hệt" là những hàng hoá giống nhau về mọi mặt theo một quy tắc xuất xứ cụ thể nhằm xác định hàng hoá thỏa điều kiện có xuất xứ.

13.       Trong phạm vi một yêu cầu xác minh, thông tin liên hệ của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu tại một Bên trong một giấy chứng nhận xuất xứ được xem là đầy đủ.

 

Điều 3.28: Quyết định về yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan

1.         Trừ trường hợp trong khoản 2 hoặc Điều 4.7 (Quyết Định) có quy định khác, mỗi Bên sẽ phải chấp thuận yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan được lập theo quy định của Chương này đối với một hàng hóa đến lãnh thổ của mình vào ngày hoặc sau ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó. Ngoài ra, nếu được phép của Bên nhập khẩu, Bên nhập khẩu phải chấp thuận yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan lập theo quy định tại Chương này đối với một hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ của mình hoặc được đưa ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan vào ngày hoặc sau ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

2.         Bên nhập khẩu có quyền từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan nếu:

(a) Bên đó xác định rằng hàng hóa không đủ điều kiện hưởng ưu đãi;

(b) theo kết quả xác minh tại Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ), Bên đó không nhận được đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa thỏa điều kiện có xuất xứ;

(c) nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu không phản hồi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin theo Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ);

(d) nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không có chấp thuận bằng văn bản sau khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc xác minh tại trụ sở theo quy định của Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ); hoặc

(e) nhà nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không tuân thủ các yêu cầu của Chương này.

3.           Bên nhập khẩu khi từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan phải ban hành một quyết định cho nhà nhập khẩu, có nêu rõ lý do.

4.         Một Bên không được từ chối một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan chỉ vì lý do hoá đơn được phát hành trong một nước ngoài khối TPP. Nếu một hóa đơn được phát hành trong một nước ngoài khối TPP, một Bên sẽ yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ được tách biệt với hóa đơn.

 

Điều 3.29: Hoàn tiền và yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan sau khi nhập khẩu

1.         Mỗi Bên quy định rằng một nhà nhập khẩu có thể xin hưởng ưu đãi thuế quan và xin hoàn thuế nộp thừa cho một hàng hóa nếu nhà nhập khẩu không lập yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan tại thời điểm nhập khẩu, với điều kiện hàng hóa vẫn đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan khi được nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó.

2.           Như một điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo khoản 1, Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu phải:

(a) lập một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan;

(b) cung cấp một tuyên bố rằng hàng hóa có xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu;

(c) cung cấp một bản sao của giấy chứng nhận xuất xứ; và

(d) cung cấp tài liệu khác liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa do Bên nhập khẩu yêu cầu trong vòng một năm sau ngày nhập khẩu hoặc một thời hạn dài hơn theo quy pháp luật của Bên nhập khẩu.

 

Điều 3.30: Xử phạt

Một Bên có thể ban hành hoặc duy trì các hình thức xử phạt phù hợp đối với hành vi vi phạm pháp luật và các quy định liên quan đến Chương này.

 

Điều 3.31: Bảo mật

Mỗi Bên phải duy trì tính bảo mật của các thông tin thu thập được theo quy định tại Chương này và phải bảo vệ các thông tin đó nhằm tránh gây phương hại đến vị thế cạnh tranh của người cung cấp thông tin.

 

Phần C: Các vấn đề khác

 

Điều 3.32: Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục Xuất xứ

1.         Các Bên nhất trí thành lập một Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ (sau đây gọi là “ Ủy ban”) bao gồm người đại diện cho chính phủ của mỗi Bên có vai trò xem xét các vấn đề phát sinh theo Chương này.

2.          Ủy ban sẽ trao đổi ​​thường xuyên để đảm bảo rằng Chương này được quản lý một cách hiệu quả, thống nhất và phù hợp với tinh thần và mục tiêu của Hiệp định này, và sẽ hợp tác trong việc quản lý thực hiện Chương này.

3.          Ủy ban sẽ thảo luận về các sửa đổi có thể có đối với Chương này và các Phụ lục của Chương này,  có xét đến sự phát triển về công nghệ, quy trình sản xuất hoặc các vấn đề khác có liên quan.

4.         Trước khi một phiên bản sửa đổi của Hệ thống hài hoà có hiệu lực,  Ủy ban sẽ thảo luận ​​để chuẩn bị cho việc cập nhật của Chương này nếu cần thiết để phản ánh những thay đổi trong hệ thống hài hòa.

5.         Đối với một mặt hàng dệt may, ​​Điều 4.8 (Ủy ban về Hàng dệt may) được áp dụng thay cho Điều này.

6.           Ủy ban sẽ tham khảo ý kiến ​​về các khía cạnh kỹ thuật về cách thức nộp và định dạng của giấy chứng nhận xuất xứ điện tử.

 

Phụ lục A: Thỏa thuận khác

 

1.           Phụ lục này có hiệu lực trong 12 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này theo Điều 30.5.1 (Hiệu lực).

2.         Một Bên chỉ có thể áp dụng các thỏa thuận theo khoản 5 khi Bên đó đã thông báo cho các Bên còn lại về ý định áp dụng những thoả thuận này tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó. Bên thông báo có thể áp dụng những thỏa thuận này trong thời hạn không quá 05 năm, kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

3.         Bên thông báo có thể kéo dài thời hạn quy định tại khoản 2 thêm không quá 05 năm nếu Bên đó thông báo cho các Bên khác không muộn hơn 60 ngày trước ngày kết thúc thời hạn ban đầu.

4.         Trong mọi trường hợp, không Bên nào được áp dụng các thỏa thuận trong khoản 5 sau 12 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực theo Điều 30.5.1 (Hiệu lực).

5.         Bên xuất khẩu có quyền yêu cầu rằng một giấy chứng nhận xuất xứ cho một hàng hóa xuất khẩu từ lãnh thổ của mình phải:

(a) do một cơ quan có thẩm quyền cấp; hoặc

(b) do một nhà xuất khẩu được chấp thuận lập.

6.           Bên xuất khẩu áp dụng thỏa thuận tại khoản 5 phải nêu yêu cầu đối với những thỏa thuận này trong luật hoặc quy định hiện hành của mình, thông báo cho các Bên khác tại thời điểm thông báo theo Khoản 2, và thông báo các Bên khác ít nhất 90 ngày trước thời điểm có hiệu lực của bất kỳ thay đổi nào về những yêu cầu này.

7.         Bên nhập khẩu có quyền xem một giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc do một nhà xuất khẩu được công nhận lập tương tự giấy chứng nhận xuất xứ nêu tại Mục B.

8.         Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu xác thực bằng các hình thức như tem, chữ ký, hoặc mã số của nhà nhập khẩu được công nhận như một điều kiện cho việc chấp nhận một giấy chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc do nhà xuất khẩu được công nhận lập. Để thuận lợi hóa việc xác thực, các bên liên quan có nghĩa vụ trao đổi thông tin về những hình thức xác thực.

9.         Nếu một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc một nhà xuất khẩu được công nhận lập, Bên nhập khẩu có quyền gửi yêu cầu xác minh đến nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ) hoặc đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

10.       Nếu một Bên gửi yêu cầu xác minh cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời tương tự như nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo Điều 3.27 (Xác minh xuất xứ). Một cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tương tự như nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất theo Điều 3.26 (Lưu trữ hồ sơ). Nếu cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ không phản hồi yêu cầu xác minh, Bên nhập khẩu có quyền từ chối yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan.

11.       Một Bên nhập khẩu khi lập một yêu cầu xác minh theo Điều 3.27.1(b)  (Xác minh xuất xứ) thì phải thông báo cho Bên đó theo yêu cầu của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và phù hợp với luật pháp và các quy định của mình . Các Bên liên quan sẽ quyết định cách thức và thời gian thông báo yêu cầu xác minh cho Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Ngoài ra, theo yêu cầu của Bên nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể hỗ trợ trong qua trình xác minh tương tự như Điều 3.27.7 (Xác minh xuất xứ) nếu thấy phù hợp với quy định và pháp luật của nước mình.

 

Phụ lục B: Yêu cầu dữ liệu tối thiểu

 

Một giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để lập yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này phải bao gồm các yếu tố sau:

1.         Giấy chứng nhận xuất xứ của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất

Nêu rõ người chứng nhận là nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất theo quy định tại Điều 3.20 (Yêu cầu hưởng ưu đãi).

2.         Người chứng nhận

Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của người chứng nhận.

3.         Nhà xuất khẩu

Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu không phải người chứng nhận. Thông tin này không bắt buộc nếu nhà sản xuất đang lập một giấy chứng nhận xuất xứ và không biết danh tính của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa trong một nước TPP.

4.         Nhà sản xuất

Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của nhà sản xuất nếu nhà sản xuất không phải người chứng nhận hay nhà xuất khẩu, hoặc ghi “Various” ("Nhiều nhà sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách nhà sản xuất nếu có nhiều hơn một nhà sản xuất .   Nếu thông tin cần phải bí mật có thể ghi “Available  upon  request  by the  importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa trong một nước TPP.

5.         Nhà nhập khẩu

Cung cấp tên, địa chỉ, địa chỉ e-mail và số điện thoại của nhà nhập khẩu (nếu có). Địa chỉ của nhà nhập khẩu phải nằm trong một nước TPP.

6.         Mô tả và mã số HS của hàng hóa

(a) Cung cấp mô tả về hàng hóa và mã số HS 6 chữ số của hàng hóa. Mô tả phải đầy đủ và liên quan đến hàng hóa được chứng nhận; và

(b) Nếu giấy chứng nhận xuất xứ chỉ bao gồm một lô hàng duy nhất của một mặt hàng thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết)

7.         Tiêu chí xuất xứ

Nêu cụ thể quy tắc xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng.

8.         Thời hạn giao hàng nhiều lần (Blanket period)

Được tính nếu giấy chứng nhận bao gồm nhiều lô hàng của hàng hóa giống hệt nhau trong một thời gian nhất định không quá 12 tháng theo quy định tại khoản 3.20.4 (Yêu cầu hưởng ưu đãi).

9.         Ngày và chữ ký được ủy quyền:

Giấy chứng nhận phải được người chứng nhận ký và ghi ngày tháng chứng nhận và kèm theo tuyên bố sau:

“I certify that the goods described in this document qualify as originating and the information contained in this document is true and accurate.   I assume responsibility for proving such representations and agree to maintain and present upon request or to make available during a verification visit, documentation necessary to support this certification.” (“Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh điều này và đồng ý lưu trữ và xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở.”)

 

Phụ lục C: Các trường hợp ngoại lệ đối với Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể)

 

Mỗi Bên quy định rằng Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể) không áp dụng đối với:

(a) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc 2106.90, được sử dụng trong sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06 mà không phải hàng hóa thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 hoặc 0406.307;

(b) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc các chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90, được sử dụng trong quá trình sản xuất các mặt hàng sau đây:

(i) Chế phẩm dùng cho trẻ em có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.10;

(i) Bột trộn và bột nhào có chứa hơn 25% bơ tính theo khối lượng khô, không dùng cho bán lẻ, thuộc phân nhóm 1901.20;

(i) Chế phẩm từ sữa có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc 2106.90;

(iv) hàng hóa thuộc nhóm 21.05;

(v) đồ uống có sữa thuộc phân nhóm 2202.90; hoặc

(vi) thức ăn chăn nuôi có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 2309.90;

(c) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc nhóm 08.05 hoặc các phân nhóm từ 2009.11 đến 2009.39, được sử dụng để sản xuất hàng hoá thuộc các phân nhóm 2009.11 đến 2009.39 hoặc một loại nước ép từ một loại quả hoặc rau, có bổ sung khoáng chất hoặc vitamin, cô đặc hoặc không cô đặc, thuộc phân nhóm 2106.90 hoặc 2202.90;

(d) các nguyên liệu không có xuất xứ của Chương 15 Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm 15.07, 15.08, 15.12, hoặc 15.14; hoặc

(e) đào, lê hoặc mơ không có xuất xứ thuộc Chương 8 hoặc 20 của Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc nhóm 20.08.

___________________________________________________________

1 Chương này không làm phương hại đến vị thế của các Bên liên quan đến các vấn đề về luật biển.

2 Chương này không ngăn cản một Bên yêu cầu một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình lập một giấy chứng nhận xuất xứ để chứng minh rằng mình có thể hỗ trợ việc chứng nhận.

3 Đối với Brunei Darussalam, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam, khoản 1 sẽ được áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ do nhà nhập khẩu cấp không chậm hơn 05 năm sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với mỗi nước.

4 Một Bên phải xác định yêu cầu kê khải của mình trong các pháp luật, quy định hoặc những thủ tục được công bố theo các hình thức cho những người quan tâm để làm quen.

5 Trong phạm vi của Điều này, các thông tin thu thập được theo Điều này sẽ được sử dụng cho các mục đích đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương này. Một Bên không được áp dụng các thủ tục này để thu thập thông tin cho các mục đích khác.

6 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên không bắt buộc phải yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất để xem xét yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan hoặc hoàn thành việc xác minh thông qua nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nếu yêu sách cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ của bên nhập khẩu.

7 Nhằm giải thích rõ hơn, sữa bột thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 và pho mát đã chế biến thuộc phân nhóm 0406.30, nếu được xác định là có xuất xứ đó theo kết quả áp dụng tỷ lệ cho phép 10% lệ tại Điều 3.11 (Yêu cầu tối thiểu), thì được xem là nguyên liệu có xuất xứ khi được sử dụng trong quá trình sản xuất một hàng hóa bất kỳ thuộc các nhóm từ 0401 đến 0406 như đã đề cập ở điểm (a) hoặc các hàng hóa được liệt kê trong điểm (b).

 

PHỤ LỤC CHƯƠNG 03

 

MỤC LỤC 

TPP - Chương 00 - Lời mở đầu

TPP - Chương 01 - Quy định và định nghĩa chung

TPP - Chương 02 - Nguyên tắc đối xử quốc gia và việc tiếp cận thị trường hàng hóa

TPP - Chương 03 - Quy tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ

TPP - Chương 04 - Hàng dệt may

TPP - Chương 05 - Quản lý hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại

TPP - Chương 06 - Biện pháp phòng vệ Thương mại

TPP - Chương 07 - Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch

TPP - Chương 08 - Rào cản kỹ thuật đối với thương mại

TPP - Chương 09 - Đầu tư

TPP - Chương 10 - Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

TPP - Chương 11 - Dịch vụ tài chính

TPP - Chương 12 - Nhập cảnh tạm thời đối với doanh nhân

TPP - Chương 13 - Viễn thông

TPP - Chương 14 - Thương mại điện tử

TPP - Chương 15 - Mua sắm Chính phủ

TPP - Chương 16 - Chính sách cạnh tranh

TPP - Chương 17 - Các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền

TPP - Chương 18 - Sở hữu trí tuệ

TPP - Chương 19 - Lao động

TPP - Chương 20 - Môi trường

TPP - Chương 21 - Hợp tác và nâng cao năng lực

TPP - Chương 22 - Năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi trong kinh doanh

TPP - Chương 23 - Phát triển

TPP - Chương 24 - Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TPP - Chương 25 - Đồng nhất trong sự quản lý

TPP - Chương 26 - Sự minh bạch và chống tham nhũng

TPP - Chương 27 - Quy định hành chính và thể chế

TPP - Chương 28 - Giải quyết tranh chấp

TPP - Chương 29 - Trường hợp ngoại lệ và quy định chung

TPP - Chương 30 - Điều khoản thi hành

 

1033 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;