Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là thuật ngữ dùng trong hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Tài sản dùng để góp vốn có thể là:

  • Tiền Việt Nam;
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi;
  • Vàng;
  • Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
  • Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty.

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty.

Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Khi góp vốn, người góp có thể trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của công ty. Tùy loại hình thành lập doanh nghiệp mà có tỷ lệ thành phần góp vốn khác nhau và người góp vốn sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ không giống nhau.

Vốn điều lệ là nội dung bắt buộc ghi trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Trừ những chủ thể dưới đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vịmình;
  • Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Vốn Điều lệ có ý nghĩa trong việc xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần công ty; thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong công ty.

Việc góp vốn điều lệ phải được xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tin dụng, ngân hàng nếu góp bằng tiền mặt, nếu vốn góp bằng giá trị quyền sử dung đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…. thì các thành viên lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan có chức năng định giá độc lập.

Tuy nhiên, cần phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định. Theo đó, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Những văn bản liên quan:

Nghị định 106/2015/NĐ-CP

 

2797 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;