Tự đăng ký thi Toeic online tại nhà như thế nào?

Thí sinh được tự đăng ký thi Toeic online tại nhà như thế nào? Chứng chỉ của người học theo liên kết đào tạo được quy định ra sao?

Tự đăng ký thi Toeic online tại nhà như thế nào?

IIG Việt Nam thông báo từ ngày 21/04/2025, các bài thi tiếng Anh quốc tế đăng ký trực tiếp tại văn phòng IIG Việt Nam sẽ chuyển đổi hình thức đăng ký 100% sang nền tảng online trên cổng đăng ký: https://online.iigvietnam.com/.

Áp dụng với các bài thi:

- TOEIC Listening & Reading

- TOEIC Speaking & Writing

- TOEIC Speaking

- TOEFL ITP

Chỉ với 15 phút, dù ở nhà hay bất cứ đâu, thí sinh vẫn có thể dễ dàng tự đăng ký thi Toeic online tại nhà, quá trình tự đăng ký thi Toeic online tại nhà đều có thể thực hiện trực tuyến dễ dàng với các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cổng đăng ký thi trực tuyến tại IIG Việt Nam

Thí sinh truy cập trang web của cổng đăng ký thi: https://online.iigvietnam.com/vi

Bước 2: Lựa chọn bài thi mong muốn dự thi

Bước 3: Nhập thông tin theo hướng dẫn: Thông tin cá nhân và Thông tin Dự thi cũng như Dịch vụ đi kèm nếu có nhu cầu.

Bước 4: Xác nhận thông tin đăng ký dự thi.

Bước 5: Kiểm tra thông tin giá bài thi dựa trên nghề nghiệp thí sinh đã đăng ký

Bước 6: Xác nhận thanh toán và tiến hành thanh toán trực tuyến theo hướng dẫn

Bước 7: Sau khi thanh toán thành công, cổng đăng ký hiển thị thông tin thanh toán và thông tin đăng ký thi đồng thời gửi thông tin về email đã đăng ký

Bước 8: Chờ phê duyệt hồ sơ từ IIG Việt Nam

Lưu ý: Đối với các thí sinh đã đăng ký hồ sơ từ trước ngày 21/04/2025 và được nhận lịch hẹn tới văn phòng trực tiếp làm thủ tục, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn và có mặt tại văn phòng IIG Việt Nam theo đúng lịch hẹn để hoàn thành đăng ký dự thi.

Tự đăng ký thi Toeic online tại nhà như thế nào?

Tự đăng ký thi Toeic online tại nhà như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Chứng chỉ của người học theo liên kết đào tạo được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 86/2028/NĐ-CP quy định về văn bằng, chứng chỉ của người học theo liên kết đào tạo hoặc tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, trình độ đào tạo, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài.
2. Văn bằng, chứng chỉ của người học theo liên kết đào tạo hoặc tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
a) Văn bằng do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;
Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học đối với các môn học thực hiện trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến phải được tổ chức tập trung, trực tiếp tại cơ sở liên kết đào tạo phía Việt Nam trừ trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không thể tổ chức tập trung, trực tiếp tại cơ sở liên kết đào tạo phía Việt Nam.
4. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải được công nhận hợp pháp ở nước sở tại và có giá trị sử dụng phổ biến trên thế giới.

Như vậy, chứng chỉ của người học theo liên kết đào tạo phải tuân thủ:

- Do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;

- Do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;

Lưu ý: Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

Yêu cầu trình độ ngoại ngữ của giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 86/2028/NĐ-CP quy định về đội ngũ nhà giáo như sau:

Chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo
...
3. Đội ngũ nhà giáo.
a) Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
c) Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Như vậy, giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;