Tỉnh Quảng Ninh có sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 hay không? Diện tích tỉnh Quảng Ninh hiện tại là bao nhiêu?
Tỉnh Quảng Ninh có sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 hay không? Diện tích tỉnh Quảng Ninh hiện tại là bao nhiêu?
(1) Tỉnh Quảng Ninh có sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 hay không?
Căn cứ tại Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025 đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Trong đó căn cứ tại Mục 1 Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025 quy định như sau:
I-Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
Như vậy thì tỉnh Quảng Ninh sẽ là đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập theo Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025.
(2) Diện tích tỉnh Quảng Ninh hiện tại là bao nhiêu?
Căn cứ theo dữ liệu mới nhất từ Cục thống kê, diện tích các tỉnh thành của Việt Nam như sau:
Tên tỉnh | Diện tích (km2) |
Hà Nội | 3.358,6 |
Vĩnh Phúc | 1.235,2 |
Bắc Ninh | 822,7 |
Quảng Ninh | 6.178,2 |
Hải Dương | 1.668,2 |
Hải Phòng | 1.561,8 |
Hưng Yên | 930,2 |
Thái Bình | 1.586,4 |
... | ... |
Theo đó, diện tích tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ nguyên là 6.178,2 km2.
Lưu ý: Số liệu diện tích Hà Nội, Quảng Ninh được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê.
Tỉnh Quảng Ninh có sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 hay không? Diện tích tỉnh Quảng Ninh hiện tại là bao nhiêu? (Hình ảnh từ Interent)
Tổng hợp 07 Đội Thuế cấp huyện ở Tỉnh Quảng Ninh mới nhất?
Theo Danh sách các Đội Thuế cấp huyện thuộc Chi cục Thuế khu vực được ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-CT năm 2025 có nội dung như sau
III | CHI CỤC THUẾ KHU VỰC III | HẢI PHÒNG, QUẢNG NINH | HẢI PHÒNG |
1 | HẢI PHÒNG | ||
… | … | … | … |
2 | QUẢNG NINH | ||
(59) | Đội Thuế liên huyện Hải Hà - Đầm Hà | Huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà | Huyện Hải Hà |
(60) | Đội Thuế thành phố Móng Cái | Thành phố Móng Cái | Thành phố Móng Cái |
(61) | Đội Thuế thành phố Đông Triều | Thành phố Đông Triều | Thành phố Đông Triều |
(62) | Đội Thuế liên huyện Uông Bí - Quảng Yên | Thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên | Thành phố Uông Bí |
(63) | Đội Thuế thành phố Hạ Long | Thành phố Hạ Long | Thành phố Hạ Long |
(64) | Đội Thuế liên huyện Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô | Thành phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô | Thành phố Cẩm Phả |
(65) | Đội Thuế liên huyện Tiên Yên - Bình Liêu - Ba Chẽ | Huyện Tiên Yên, huyện Bình Liêu, huyện Ba Chẽ | Huyện Tiên Yên |
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Thuế khu vực III. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 07 Đội Thuế cấp huyện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đội Thuế cấp huyện ở Tỉnh Quảng Ninh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 15/QĐ-CT năm 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đội thuế cấp huyện tỉnh Quảng Ninh như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Đội Thuế cấp huyện về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, thông báo thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý nghĩa vụ người nộp thuế; giám sát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; đăng ký, sử dụng và tiếp nhận dữ liệu hóa đơn, chứng từ, cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; quản lý nợ thuế;
Gia hạn nộp thuế; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, (sau đây gọi chung là quản lý nghiệp vụ thuế) và các nghiệp vụ khác có liên quan đến quản lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Thực hiện công tác phân tích, dự báo, lập, triển khai thực hiện dự toán, thống kê, kế toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo tài chính nhà nước đối với những nguồn thu được phân công quản lý; tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện thu ngân sách.
- Cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; hướng dẫn thực hiện, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế cho người nộp thuế; tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế, cung cấp thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Đội Thuế.
- Thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Đội Thuế quản lý.
- Kiểm tra, giám sát việc đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế thuộc phạm vi quản lý.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế và xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế; báo cáo, đề xuất việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế với cơ quan thuế cấp trên.
- Đánh giá kết quả tác nghiệp của công chức thuế đối với người nộp thuế trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
- Xử lý, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu về thuế, hóa đơn điện tử và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan; tiếp nhận và hỗ trợ sử dụng các phần mềm ứng dụng, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và chuyển đổi số công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành thuộc phạm vi quản lý;
Hỗ trợ kỹ thuật đối với các trang thiết bị công nghệ thông tin triển khai tại đơn vị; thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng trong phạm vi đơn vị; xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin và báo cáo kịp thời với Chi cục Thuế khu vực.
- Tổ chức thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ, công tác bảo vệ bí mật nhà nước và công tác cải cách hành chính, công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại Đội Thuế cấp huyện và các đơn vị trực thuộc. Triển khai công tác đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế.
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo thẩm quyền; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; công tác tài chính, tài sản, ấn chỉ và các nhiệm vụ nội ngành khác.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực.
>>> Tải về Quyết định 15/QĐ-CT năm 2025: TẠI ĐÂY