Quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759?

Theo Quyết định 759 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập được quy định như thế nào? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?

Quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759?

(1) Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh

Căn cứ theo tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục 5 Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh như sau:

- Số lượng cản bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo dảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bổ trí theo đúng quy định.

- Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đi vào hoạt động, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng uỷ Chính phủ và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho các địa phương.

Như vậy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khi sáp nhập tỉnh số lượng cán bộ công chức viên chức mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp.

(2) Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã

Căn cứ theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục 5 Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã như sau:

Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:

- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp dể bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp). Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định. Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.

- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố; thực hiện chính sách nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà không bố trí công tác theo quy định.

- Căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội của các ĐVHC cấp xã, Chính phủ định hướng giao tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã cho các địa phương (dự kiến bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã). Trên cơ sở đó, giao chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng ĐVHC cấp xã trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759?

Quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759? (Hình ảnh từ Internet)

Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau sáp nhập tỉnh thành theo Quyết định 759 không?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó, mức lương cơ sở được Chính phủ điều chỉnh dựa trên khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, không phụ thuộc vào thay đổi địa giới hành chính, do đó sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc sáp nhập tỉnh thành.

Người lao động có mức lương từ bao nhiêu phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 ( được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và khoản 4 Điều 6 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014) quy định về giảm trừ gia cảnh như sau:

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế;

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (tương ứng với 132 triệu đồng/năm).

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng hoặc trên 132 triệu đồng/năm (sau khi đã trừ hết những khoản được miễn hoặc giảm trừ như BHXH, BHYT,...) mới phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp người lao động có người phụ thuộc thì: phải có mức lương trên 15,4 triệu đồng/tháng nếu có 01 người phụ thuộc; trên 19,8 triệu đồng/tháng nếu có 02 người phụ thuộc;...

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;