Quảng Trị sáp nhập với tỉnh thành nào theo nghị quyết 60?

Theo nghị quyết 60, tỉnh Quảng Trị sáp nhập với tỉnh thành nào? Cục thuế tỉnh Quảng Trị sáp nhập vào Chi cục Thuế khu vực nào?

Quảng Trị sáp nhập với tỉnh thành nào theo nghị quyết 60?

Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.

Theo đó, tại tiểu mục 9 Mục 2 Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 như sau:

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Như vậy, tỉnh Quảng Trị sáp nhập và hợp nhất với tỉnh Quảng Bình, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

Quảng Trị sáp nhập với tỉnh thành nào theo nghị quyết 60?

Quảng Trị sáp nhập với tỉnh thành nào theo nghị quyết 60? (Hình ảnh từ Internet)

Cục thuế tỉnh Quảng Trị sáp nhập vào Chi cục Thuế khu vực nào?

Theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định 381/QĐ-BTC năm 2025 quy định tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của chi cục thuế khu vực như sau:

STT

Tên đơn vị

Địa bàn quản lý

Trụ sở chính

1

Chi cục Thuế khu vực I

Hà Nội, Hòa Bình

Hà Nội

2

Chi cục Thuế khu vực II

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

3

Chi cục Thuế khu vực III

Hải Phòng, Quảng Ninh

Hải Phòng

4

Chi cục Thuế khu vực IV

Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình

Hưng Yên

5

Chi cục Thuế khu vực V

Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình

Hải Dương

6

Chi cục Thuế khu vực VI

Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng

Bắc Giang

7

Chi cục Thuế khu vực VII

Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang

Thái Nguyên

8

Chi cục Thuế khu vực VIII

Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai

Phú Thọ

9

Chi cục Thuế khu vực IX

Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

Sơn La

10

Chi cục Thuế khu vực X

Thanh Hóa, Nghệ An

Nghệ An

11

Chi cục Thuế khu vực XI

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

Hà Tĩnh

12

Chi cục Thuế khu vực XII

Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Đà Nẵng

13

Chi cục Thuế khu vực XIII

Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng

Khánh Hòa

14

Chi cục Thuế khu vực XIV

Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông

Đắk Lắk

15

Chi cục Thuế khu vực XV

Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu

16

Chi cục Thuế khu vực XVI

Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh

Bình Dương

17

Chi cục Thuế khu vực XVII

Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long

Long An

18

Chi cục Thuế khu vực XVIII

Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng

Bến Tre

19

Chi cục Thuế khu vực XIX

An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang

Cần Thơ

20

Chi cục Thuế khu vực XX

Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu

Kiên Giang

Theo đó, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã hợp nhất thành Chi cục Thuế khu vực 11, có trụ sở chính ở Hà Tĩnh và địa bàn quản lý gồm 4 khu vực là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Chi cục thuế khu vực có quyền thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về thuế không?

Căn cứ khoản 11 Điều 2 Quyết định 904/QĐ-BTC năm 2025 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Chi cục thuế khu vực như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
8. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế.
9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật; quản lý, bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, cung cấp thông tin của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật.
12. Trực tiếp thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thuế theo kế hoạch và chuyên đề, đột xuất trong phạm vi quản lý.
13. Giải quyết khiếu nại về thuế của người nộp thuế thuộc địa bàn quản lý, giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
14. Hướng dẫn, chỉ đạo việc triển khai, thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành thuế, ấn định thuế theo phân công.
...

Như vậy, Chi cục thuế khu vực có quyền thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;