Lịch bắn pháo hoa ở Công viên Bờ sông Sài Gòn dịp lễ 30 4 năm 2025?
Lịch bắn pháo hoa ở Công viên Bờ sông Sài Gòn dịp lễ 30 4 năm 2025?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
...
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Theo đó, TP HCM được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút và thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
Để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TPHCM sẽ tổ chức ba đêm bắn pháo hoa đặc biệt vào các ngày 19/4, 26/4 và 30/4/2025.
Lịch bắn pháo hoa ở Công viên Bờ sông Sài Gòn dịp lễ 30 4 năm 2025 như sau:
Ngày | Giờ | Địa điểm |
19/4 | 21h30 đến 21h40 | Công viên bờ sông Sài Gòn (thành phố Thủ Đức) |
26/4 | 21h30 đến 21h40 | Công viên bờ sông Sài Gòn (thành phố Thủ Đức) |
30/4 | 21h đến 21h15 | 02 điểm bắn pháo hoa tầm cao: 1. Khu vực đường hầm sông Sài Gòn (thành phố Thủ Đức) 2. Đền Tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược (huyện Củ Chi) 28 điểm bắn pháo hoa tầm thấp gồm: 1. Ngã Ba Giồng (Hóc Môn) 2. Đền tưởng niệm Bến Nọc (thành phố Thủ Đức) 3. Đền tưởng niệm Liệt sỹ Rừng Sác (Cần Giờ) 4. Chiến khu An Phú Đông (quận 12) 5. Công viên Văn hóa Láng Le (huyện Bình Chánh) 6. Khu dân cư Bình Trị Đông (Bình Tân) 7. Hội trường Thống Nhất (quận 1) 8. Khu vực Bán đảo Thanh Đa (Bình Thạnh) 9. Khu vực Thảo Điền (thành phố Thủ Đức) 10. Công viên Landmark 81 (Bình Thạnh) 11. Cầu Ba Son (quận 1) 12. Cầu Tân Thuận (quận 4) 13. Khu công nghiệp Tây Bắc (Củ Chi) 14. Công viên văn hóa quận Gò Vấp 15. Khu vực Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè 16. Trung tâm hành chính quận 7 17. Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) 18. Khu vực chợ Bình Điền (quận 8) 19. Khu tái định cư 38ha Tân Sơn Nhất (quận 12) 20. Khu An Bình (Tân Phú) 21. Công viên Bình Phú (quận 6). Ngoài ra, một số điểm bắn trên sà lan tại các khu vực gồm Rạch Chiếc; sông Sài Gòn; Khu đô thị Vạn Phúc; cầu tàu Bến Bạch Đằng. |
Như vậy, dịp lễ 30 4 năm 2025 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào ba ngày: 19/4, 26/4 và 30/4/2025. Tuy nhiên, đối với địa điểm Công viên Bờ sông Sài Gòn, pháo hoa chỉ được bắn vào hai ngày là 19/4 và 26/4 từ 21h30 đến 21h40.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Lịch bắn pháo hoa ở Công viên Bờ sông Sài Gòn dịp lễ 30 4 năm 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Trong dịp lễ 30 4 năm 2025 sử dụng loại pháo hoa nào đúng quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đồng thời, căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
...
Như vậy, người dân được phép sử dụng loại pháo được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Lưu ý: Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Pháo hoa có thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về các đối tượng chịu thuế như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy theo quy định trên, pháo hoa không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.