Dự kiến sáp nhập tỉnh Quảng Nam với tỉnh nào theo Nghị quyết 60?

Sáp nhập tỉnh Quảng Nam với tỉnh nào? Phòng Giao dịch thuộc Kho bạc nhà nước khu vực XII?

Dự kiến sáp nhập tỉnh Quảng Nam với tỉnh nào theo Nghị quyết 60?

Căn cứ theo Tiểu mục 10 Mục 2 Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính, cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 quy định về sáp nhập tỉnh Quảng Nam như sau:

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Theo quy định, tỉnh Quảng Nam sẽ sáp nhập với thành phố Đà Nẵng, lấy tên là Thành phố Đà Nẵng, đồng thời trung tâm chính trị - hành chính cũng đặt tại Thành phố Đà Nẵng.

Dự kiến sáp nhập tỉnh Quảng Nam với tỉnh nào theo Nghị quyết 60? (Hình ảnh từ Internet)

Phòng Giao dịch thuộc Kho bạc nhà nước khu vực 12?

Căn cứ Phụ lục Tên gọi, Trụ sở và địa bàn quản lý của Phòng Giao dịch thuộc Kho bạc nhà nước khu vực 12 ban hành kèm theo Quyết định 65/QĐ-KBNN:

Danh sách các Phòng Giao dịch thuộc Kho bạc nhà nước khu vực 12 bao gồm 5 Phòng Giao dịch như sau:


Đà Nẵng


1

Phòng Giao dịch số 7

Thành phố Đà Nẵng

KBNN Đà Nẵng

2

Phòng Giao dịch số 8

Quận Hải Châu

KBNN Đà Nẵng

3

Phòng Giao dịch số 9

Quận Cẩm Lệ

Quận Ngũ Hành Sơn

Quận Sơn Trà

KBNN Cẩm Lệ

4

Phòng Giao dịch số 10

Quận Thanh Khê

Quận Liên Chiểu

KBNN Liên Chiểu

5

Phòng Giao dịch số 11

Huyện Hòa Vang

KBNN Hòa Vang

Như vậy, có 05 Phòng Giao dịch thuộc Kho bạc nhà nước khu vực 12.

Trách nhiệm của cơ quan thuế trong thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 84/2016/TT-BTC về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước như sau:

Trách nhiệm của cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng, người nộp thuế trong thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước
1. Trách nhiệm của cơ quan thuế
a) Cập nhật kịp thời các thông tin về danh Mục dùng chung, dữ liệu về người nộp thuế, dữ liệu về Khoản thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Phối hợp với ngân hàng để ký và thực hiện thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách nhà nước.
c) Hỗ trợ ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước về nghiệp vụ và kỹ thuật trong quá trình triển khai phối hợp thu ngân sách nhà nước.
d) Cấp tài Khoản giao dịch nộp thuế điện tử cho người nộp thuế theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; hướng dẫn người nộp thuế trong việc lập bảng kê nộp thuế hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; cung cấp cho người nộp thuế dữ liệu về Khoản thuế để phục vụ việc lập chứng từ nộp tiền đầy đủ và chính xác; xác nhận số thuế đã nộp theo đề nghị của người nộp thuế.
đ) Tiếp nhận thông tin về số thuế đã nộp từ cơ quan kho bạc nhà nước và các ngân hàng để phục vụ công tác quản lý thuế; thực hiện tra soát các Khoản thu nộp với cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng, người nộp thuế; xử lý các vấn đề sai sót liên quan đến các Khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
e) Phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc đối chiếu số liệu, đảm bảo khớp đúng về số đã nộp ngân sách nhà nước trước khi khóa sổ kế toán thuế.
g) Xem xét đình chỉ hoặc chấm dứt việc tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với ngân hàng nếu ngân hàng không đáp ứng thỏa thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý thuế.

Như vậy, theo quy định, cơ quan thuế có các trách nhiệm bao gồm:

- Cập nhật kịp thời các thông tin về danh Mục dùng chung

- Phối hợp với ngân hàng để ký và thực hiện thỏa thuận hợp tác

- Hỗ trợ ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước về nghiệp vụ và kỹ thuật

- Cấp tài Khoản giao dịch nộp thuế điện tử cho người nộp thuế

- Tiếp nhận thông tin về số thuế đã nộp

- Phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc đối chiếu số liệu

- Xem xét đình chỉ hoặc chấm dứt việc tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước .

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;