50 năm ngày thống nhất Đất nước 30 4 tổ chức diễu binh hay duyệt binh trong Lễ kỷ niệm?
50 năm ngày thống nhất Đất nước 30 4 tổ chức diễu binh hay duyệt binh trong Lễ kỷ niệm?
Theo tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bao gồm:
CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM
...
2. Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành
2.1. Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm: Dự kiến 6 giờ 30 phút, ngày 30/4/2025.
- Địa điểm: Trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất.
- Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
- Tổ chức thực hiện: Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan.
2.2. Tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm
- Thời gian: Dự kiến 8 giờ 00 phút, ngày 30/4/2025.
- Địa điểm: Trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất.
- Tổ chức thực hiện: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
...
Như vậy, 50 năm ngày thống nhất Đất nước 30 4 tổ chức diễu binh trong Lễ kỷ niệm
Thời gian diễu binh, diễu hành diễn ra dự kiến vào 8 giờ 00 phút, ngày 30/4/2025 tại trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất.
Theo đó, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.
50 năm ngày thống nhất Đất nước 30 4 tổ chức diễu binh hay duyệt binh trong Lễ kỷ niệm? (Hình từ Internet)
Cơ quan Thuế có làm việc vào 30 4 năm 2025 không?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ công chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo đó, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, 30 tháng 4 2025 (tức là Ngày Chiến thắng) thuộc ngày nghỉ lễ theo quy định nên cơ quan Thuế sẽ không làm việc vào ngày này.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công NLĐ đi làm vào dịp nghỉ lễ có phải thu nhập chịu thuế TNCN không?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 4, khoản 5 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Như vậy, theo các quy định trên, nếu người lao động đi làm thêm ngày nghỉ lễ thì sẽ được miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả cao hơn khi làm việc thêm giờ. Còn phần tiền lương tính theo ngày làm việc bình thường vẫn phải đóng thuế TNCN.